Các nguyên tắc của cha mẹ thành công

Khi bận rộn, bố mẹ thường giả vờ lắng nghe hoặc phớt lờ những chuyện trẻ nói. Thà bạn bực bội chú ý còn hơn là hờ hững với câu chuyện con kể. Bé cần chất lượng hơn số lượng thời gian bạn dành cho nó.

15.5697

Hãy để bé tự trải nghiệm thực tế. Ảnh: Prorcorbis.com.

Việc bố mẹ thừa nhận cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của con là điều rất quan trọng. Do đó, khi con nói: “Mẹ ơi, mẹ chẳng bao giờ dành thời gian cho con cả” (ngay cả khi bạn vừa mới chơi với bé), thì tốt hơn cả là bạn nên công nhận: “Ừ, mẹ cũng biết rất lâu rồi mẹ con mình mới cùng chơi với nhau.”

Đây là một trong số 10 nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể sử dụng để giúp con cảm thấy an toàn và có nhận thức đúng đắn. Dạy dỗ con theo cách này, trẻ sẽ không cần tụ tập thử các chất gây nghiện hay tình dục để cảm thấy mạnh mẽ và được mọi người chấp nhận.

Hành động chứ không nói nhiều. Các thống kê cho thấy các bậc cha mẹ thường yêu cầu con phục tùng hơn 2000 lần một ngày. Vì thế, bạn đừng băn khoăn khi trẻ phớt lờ những lời nói của mình. Thay vì mắng mỏ, gào thét, bạn nên nghĩ xem phải hành động thế nào. Ví dụ, thay vì chỉ trích con không chịu lộn phải những đôi tất bẩn vừa cởi ra, bạn chỉ giặt những chiếc tất đã được lộn đúng. Hành động đó có tác dụng hơn lời nói nhiều.

Cho con cơ hội được công nhận. Để giúp trẻ cảm thấy mạnh mẽ và được đánh giá cao, bạn hãy cho trẻ quyền lựa chọn, chẳng hạn, để con giúp mẹ nấu ăn, đi chợ. Một bé 2 tuổi có thể rửa những chiếc đĩa nhựa, rửa rau cùng bạn hoặc dọn bàn ăn. Thường thì cha mẹ làm những công việc đó hộ trẻ vì họ thực hiện nhanh hơn, nhưng như thế trẻ sẽ cảm thấy chúng không phải là người quan trọng.

Để trẻ tự trải nghiệm. Nếu can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con, bố mẹ đã vô tình cướp đi cơ hội học hỏi từ kết quả hành động của trẻ. Bằng cách để con tự hiểu qua thực tế, chúng ta không phải mắng mỏ hoặc nhắc nhở trẻ quá nhiều. Ví dụ, nếu con quên mang theo bữa trưa, bạn đừng đưa đến cho bé mà để nó tìm cách giải quyết và rút ra kinh nghiệm cho những lần sau.

Sử dụng kỷ luật có tính logic. Đối với trẻ, kỷ luật phải có liên quan đến kết quả hành vi thì mới hiệu lực. Ví dụ, nếu con quên không cất cuộn băng video và bạn cấm bé không được xem trong vòng một tuần, thì sự trừng phạt đó chỉ khiến bé oán hận. Tuy nhiên, nếu bạn cất cuộn băng hộ bé hay giảm bớt tiền tiêu vặt hoặc để bé tiêu vào số tiền riêng, thì bé sẽ nhận ra tính logic trong kỷ luật của bạn.

Rút lui khỏi xung đột. Nếu con đang giận dữ hoặc ăn nói vô lễ để thử phản ứng của mẹ, tốt nhất, bạn nên rời khỏi phòng hoặc nói với trẻ bạn sẽ đi sang phòng bên cạnh nếu bé còn tiếp tục. Đừng bỏ đi trong sự tức giận hoặc thất vọng.

Tách hành động khỏi con người. Đừng bao giờ nói con rằng nó là một đứa trẻ tồi. Điều đó sẽ đánh mất lòng tự trọng ở trẻ. Bố mẹ nên giúp con nhận ra họ không tha thứ cho hành động của bé chứ không phải là không yêu bé. Trẻ cần biết bạn dành cho nó tình yêu không điều kiện. Khi lưỡng lự quyết định điều gì, bạn có thể tự hỏi liệu kỷ luật ấy có xây dựng lòng tự trọng cho con không?

Vừa ân cần vừa kiên quyết. Giả sử, bạn nói với đứa con 5 tuổi: "Nếu con không mặc quần áo thì mẹ sẽ bế con vào xe. Và hoặc con mặc đồ trong xe hoặc mặc ở trường". Sau đó, bạn kiên quyết nhấc con lên mà không cần phải chì chiết bé, đồng thời vẫn phải đảm bảo với trẻ rằng bạn yêu nó. Nếu còn nghi ngại, bạn có thể cân nhắc xem liệu việc này này thúc đẩy bé hành động bằng tình yêu hay bằng sự sợ hãi?

Tưởng tượng trước khi hành động. Hầu hết các bậc cha mẹ đều có xu hướng muốn kiểm soát mọi tình huống của con càng sớm càng tốt. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị cưỡng ép. Nhưng nếu biết bé sẽ bắt chước các hành động của cha mẹ, thì chúng ta sẽ chín chắn hơn trong vai trò này.Ví dụ, nếu bạn đánh bé, bé sẽ dùng hành động giận dữ đó để đạt được những điều bé muốn khi bé trưởng thành.

Kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc. Nếu bạn nói với trẻ rằng nó sẽ không được mua kẹo khi bé đến cửa hàng, thì bạn đừng xiêu lòng khi bé nài nỉ, khóc lóc, đòi hỏi hoặc hờn dỗi. Con bạn sẽ biết tôn trọng bố mẹ hơn nếu họ coi trọng những điều đã nói.

(Theo Làm cha mẹ)

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]