Các thao tác sơ cứu người đột quỵ

Đột quỵ xảy ra do một mạch máu trong não bị tắc hoặc vỡ một mạch máu trong não, máu chảy ra đè ép lên tổ chức não gây liệt và hôn mê cho người bệnh.

15.5879

Nguy hiểm của đột quỵ

Vietnamnet cho biết, đột quỵ là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị ngừng trệ. Đột quỵ xảy ra do một mạch máu trong não bị tắc hoặc vỡ một mạch máu trong não, máu chảy ra đè ép lên tổ chức não gây liệt và hôn mê cho người bệnh. Đột quỵ là bệnh thần kinh phổ biến nhất hiện nay và thường tăng cao khi có sự chênh lệch nhiệt độ cao, thay đổi đột ngột.

Bệnh có thể gặp ở cả người bệnh cũng như người khỏe mạnh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Nhân Dân 115 và Viện Nghiên cứu y - dược học lâm sàng 108, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

(Ảnh minh họa)

Tuổi càng cao nguy cơ bị đột quỵ càng lớn, từ 50 tuổi trở lên chiếm 83,03% ca đột quỵ. Đột quỵ chảy máu não thường gặp ở nhóm tuổi 50-69, còn đột quỵ nhồi máu não thường gặp ở nhóm tuổi 60-79. Đột quỵ gặp ở nam giới nhiều hơn nữ.

Ở người cao tuổi, hệ tim mạch giảm đàn hồi, thường xuyên xảy ra xơ cứng mạch máu và hay bị tăng huyết áp. Những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh, cơ thể người già không kịp thích nghi với mức nhiệt mới sẽ dễ bị đột quỵ nhất.

Những người cao tuổi có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, nghiện rượu, ung thư… có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với bình thường. Khi bị đột quỵ, người bệnh có cảm giác choáng váng, giảm ý thức, bị liệt một phần cơ thể. Trong các trường hợp nặng có thể ngã quỵ đột ngột và bất tỉnh.

Những biểu hiện lâm sàng của đột quỵ do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố cơ địa của bệnh nhân, các bệnh có sẵn…. Tuy nhiên các triệu chứng đều xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh (trong vài giờ hoặc vài ngày).

Các biểu hiện thường thấy khi bị đột quỵ đó là: đột ngột thấy ê cứng ở mặt, tê tay, chân hoặc nửa người, nhìn không rõ, không cử động được chân tay, đau đầu dữ dội, không nói được, ngất hoặc hôn mê… Ở phụ nữ có thể bị đột ngột đau ở mặt hoặc chân, bị nấc, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh bất thường.

Các dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại bình thường. Hiện tượng này được gọi là cơn thiếu máu não thoảng qua. Đây là những dấu hiệu báo trước cực kỳ quan trọng của đột quỵ và người bệnh cần được nhập viện ngay.

Đột quỵ có thể được gây nên từ một trong hai nhóm nguyên nhân. Thứ nhất là do tắc mạch máu não: Trong mạch máu hình thành các mảng xơ vữa do lipit trong máu tăng cao. Mảng xơ vữa đó phát triển đến 1 thời điểm nào đó sẽ vỡ ra và làm tắc mạch lại mạch máu.

Hoặc cũng có thể có cục máu, hình thành trong tim do tim đập không đều, cục máu đó theo đường máu đi lên não, gây tắc mạch máu trong não. Nhóm thứ hai là do chảy máu: Một mạch máu, vì lý do gì đó mà bị xơ, rạn, dưới áp lực nào đó tăng ở trong não, nó vỡ ra và gây hiện tượng chảy máu não.

Bác sĩ Trần Viết Lực – Phó trưởng khoa Thần kinh (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết: “Sự hình thành xơ vữa lâu hay nhanh tùy thuộc vào cơ địa cũng như nồng độ lipit trong máu của từng người. Những người bị rối loạn chuyển hóa trầm trọng thì mảng xơ vữa sẽ hình thành nhanh hơn. Những người có nhiều bệnh như đái tháo đường, béo phì… thì quá trình chuyển hóa cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.

Vì thế, đột quỵ chỉ chịu tác động của môi trường bên trong cớ thể chứ không phải môi trường bên ngoài. Theo một số quan niệm trong dân gian thì tai biến xảy ra do bị “trúng gió” nhưng trên thực tế, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột làm cho những rối loạn đột ngột tăng (ví dụ như tăng huyết áp đột ngột) dẫn đến tai biến".

Khi gặp người đột quỵ bạn nên bình tĩnh và thực hiện các thao tác sơ cứu

Sức khỏe cộng đồng cho biết, đột quỵ là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột. Nguyên nhân là do máu đông trong tim, mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não, mạch máu trong não bị vỡ...

Đột quỵ hiện là nguyên nhân gây tử vong thứ 3, sau bệnh tim mạch và ung thư. Người bị đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tàn phế, liệt nửa người, thậm chí tử vong.

Khi gặp người bị đột quỵ, bạn cần gọi ngay cho cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi xe cấp cứu đến, bạn cần thực hiện các bước sơ cứu sau:

1. Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ.

2. Nới rộng quần áo người bệnh, theo dõi sắc diện, nhịp thở.

3. Quan sát xem bệnh nhân tỉnh hay hôn mê.

4. Trấn an bệnh nhân, nhắc họ hít sâu và thở chậm.

5. Nếu bệnh nhân ói mửa, cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng bệnh nhân.

6. Người bệnh co giật cần để nằm nghiêng, đề phòng họ cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.

7. Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo.

Lưu ý: Đột quỵ là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và khẩn cấp, vì vậy bạn không nên chậm trễ mà gọi ngay cho cấp cứu cũng như thực hiện các thao tác sơ cứu trên. Ngoài ra, bạn cần chắc chắn rằng chỉ thực hiện các thao tác sơ cứu trên mà không có các "động tác thừa" như: cạo gió, xoa bóp, nặn chanh... Bởi những động tác này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến diễn biến của bệnh.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]