Các thức ăn có lợi cho mắt

Các thức ăn giàu kẽm như sò biển, cá trích, gan, trứng… rất tốt cho mắt bởi chất này có hàm lượng rất cao ở võng mạc và ở mi mắt.

15.5981


Những thực phẩm cần cho mắt khác:

Thức ăn chứa nhiều vitamin A

Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối. Thiếu vitamin A cũng dẫn đến bệnh khô mắt. Chất này có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá…

Thực phẩm chứa nhiều caroten

Caroten có trong các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành Vitamin A. Hiện nay đã có nang gấc của tân dược trong nước sản xuất.

Thức ăn giàu vitamin B1 và Niacin

Thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh, nhất là thần kinh thị giác, xuất huyết võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu Niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã), các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô…

Thực phẩm giàu vitamin B2

Vitamin B2 đảm bảo cho võng mạc và giác mạc chuyển hóa được bình thường. Việc thiếu chất này sẽ gây chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể. Vitamin B2 có nhiều trong nội tạng động vật như cừu, thịt nạc, sữa bò, trứng các loại, các loại đậu và rau lá xanh…

Thức ăn chứa nhiều crom

Thiếu crom có liên quan đến sự hình thành chứng cận thị, vì sẽ kích thích làm nhãn cầu lồi ra. Nguồn thức ăn chủ yếu có crom là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại…

Thực phẩm chứa nhiều canxi



Thiếu canci dễ dẫn đến sụt giảm khả năng đàn hồi của củng mạc, làm cho nhãn cầu bị giãn và phát triển thành cận thị. Những thức ăn chứa nhiều canxi là tôm, cua, moi biển, rau câu, tương, vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng và các loại cá…

Thực phẩm giàu selen

Selen có liên quan đến độ nhanh nhạy của thị lực. Các nghiên cứu cho thấy, việc mỗi ngày đưa vào cơ thể một lượng selen nhất định từ ăn uống sẽ làm giảm nguy cơ cận thị và cả các bệnh về mắt khác. Những thực phẩm chứa nhiều selen bao gồm cá, tôm, các loại sò, hến, các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm các loại, rau mã thầy, cà rốt…

Thức ăn giàu phốt-pho

Phốt-pho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Những thức ăn có chứa nhiều phốt-pho là cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu…

Theo PV - Sức Khỏe & Đời Sống
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]