Các trường hợp không nên lấy máu gót chân

Lấy máu gót chân được sử dụng thường xuyên đối với trẻ sơ sinh.

0
Khi trẻ sinh ra, các bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu tại gót chân để làm các xét nghiệm thường quy huyết học, sinh hóa và khí máu trong những trường hợp cấp cứu. Kỹ thuật này khá đơn giản nhưng không nên áp dụng trong một số trường hợp.
Trẻ không nên lấy máu gót chân khi hệ tưới máu ngoại vi kém hoặc thiếu sự lưu thông của dòng máu tới các chi dưới, nhiễm trùng tại chỗ hoặc phù ngoại biên, chứng tăng hồng cầu... Biến chứng thường hay gặp nhất của lấy máu gót chân là nhiễm trùng sau khi chích vào xương gót.

Điều này có thể gây nên bệnh viêm sụn hoại tử hay viêm xương tủy. Vì vậy, kỹ thuật cần thực hiện đảm bảo sát khuẩn, bằng cách lấy khăn ấm, ướt đắp lên gót chân trước khi lấy máu 5 phút để làm tăng lượng máu lên bề mặt da, gót chân được sát trùng bằng cồn và để khô, tránh không được chích ở vùng cong phía sau gót chân và bất cứ điểm nào được chích trước đó do có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Ngoài ra, trẻ có thể có thêm một số biến chứng như các cục vôi hóa ở gót chân, kết quả đường máu bị tăng cao do sai số (do cồn từ bông chưa khô hẳn...).

Alobacsi.vn
Theo TS Phạm Xuân Tú
Kiến thức

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]