Các tư thế giúp bà bầu chuyển dạ thành công

Có rất nhiều tư thế mà bạn có thể áp dụng để giảm sự khó chịu trong giai đoạn đầu t

15.5958

Chuyển dạ là bước cuối cùng, là đỉnh cao của quá trình thai nghén. Mỗi bà mẹ chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng để đối diện với giờ phút ấy theo những tâm trạng và tư thế khác nhau. Một số phụ nữ thích đứng thẳng và đi lại xung quanh để thời điểm chuyển dạ đến nhanh hơn. Khi chuyển dạ, bạn có thể chuyển sang tư thế ngồi xổm hay quỳ gối, dùng nệm, ghế tựa hoặc dựa vào chồng.

Chuyển dạ tự nhiên thông thường là: đứng, ngồi và quỳ. Bạn cũng cần biết là không có tư thế chuyển dạ nào là đúng sai cả, đơn giản là bạn cảm thấy thoải mái nhất với sự lưa chọn của mình để giảm thiểu đau đớn và rủi ro thôi.

1. Tư thế đứng

Đứng dựa vào tường hoặc chồng. Lúc sắp sinh, trọng lượng của bào thai sẽ khiến bạn đau và mỏi lưng,  và tư thế này có thể giúp bạn cảm nhận được sự thoải mái; giúp những cơn co bóp dạ con sẽ hiệu quả hơn vì trọng lực sẽ đẩy đầu thai nhi chúc xuống cổ tử cung. Lúc này, bạn hãy đung đưa hông theo vòng tròn và thở nhịp nhàng.

2. Tư thế ngồi

Nếu bạn cảm thấy ngồi sẽ dễ chịu hơn, hãy ngồi ngả người về phía trước, hai chân giang rộng lên tấm nệm hoặc gối vắt trên thành ghế. Hoặc có thể ngồi dựa vào chồng và nhờ anh ấy xoa lưng cho bạn. Tư thế ngồi thẳng khi sinh là tư thế tự nhiên nhất cho sản phụ, không chỉ nó làm cho họ dễ chịu mà còn vì lý do cơ học: Lúc đó, tử cung sẽ co bóp theo hướng xuống dưới, trùng với hướng đẩy của các cơ bụng khi sản phụ rặn, và trọng lực sẽ giúp thai nhi xổ ra.

Tư thế sinh ngồi thẳng hiệu quả hơn tư thế nằm ngửa, vì trọng lực sẽ giúp thai nhi lọt lòng mẹ dễ dàng hơn.

3. Tư thế quỳ

Khi những cơn co bóp mạnh hơn, thay vì đứng, bạn sẽ cảm thấy đỡ mệt hơn nếu chống hai tay và quỳ gối xuống. Tư thế này sẽ làm nhẹ bớt cảm giác đau lưng. Hai chân quỳ cách xa nhau, nhô thẳng hông về phía sau. Giữ cho lưng thẳng chứ không được võng xuống. Giữa những cơn co bóp để cánh tay đỡ mỏi bạn có thể đặt cả cánh tay xuống đất hoặc ngồi lên gót chân.

Ưu điểm của 3 tư thế trên là tận dụng được lực kéo hướng xuống, tử cung co thắt theo chiều thẳng đứng, sàn khung chậu được căng giãn nên đỡ phải cắt tầng sinh môn đồng thời rút bớt áp lực đè lên cơ hoành. Về mặt cơ học, tư thế này còn giúp giảm thiểu căng thẳng cho xương sống và các khớp xương chậu, đặc biệt là thế đứng.

4. Tư thế nằm

Lúc chuyển dạ bạn sẽ thấy thoải mái nhất nếu ở tư thế nằm. Thay vì nằm áp lưng xuống giường, bạn có thể nằm nghiêng sang một bên, kê gối dưới đầu và đùi. Hai chân đặt cách xa nhau.

Nếu sản phụ sinh ở tư thế nằm ngửa, tử cung sẽ co bóp để đẩy thai nhi theo hướng âm đạo, tức là chếch lên trên, khi đó trọng lực lại trở thành tác nhân cản trở và sản phụ phải dùng thêm sức chống lại nó. Điều này chẳng những kéo dài thời gian chuyển dạ mà còn có thể đưa đến nhiều tai biến.

5. Những bất lợi khi sinh con ở tư thế nằm ngửa (tư thế cắt sỏi)

- Huyết áp hạ, làm giảm lượng máu và dướng khí nuôi thai nhi.

- Đau nhiều hơn.

- Có nhiều khả năng phải cắt tầng sinh môn.

- Có nhiều khả năng phải dùng forceps để giúp sinh.

- Gây cản trở quá trình bong nhau tự nhiên.

- Dễ gây đau thắt lưng.

- Thai phụ thường được hỗ trợ thuốc gây tê, gây mê và gắn máy theo dõi khi sinh bé theo tư thế cắt sỏi này.

6. Các loại thuốc hỗ trợ cho tiến trình chuyển dạ

Có lẽ hơi chủ quan khi nhận định rằng, bản năng làm mẹ đã khiến đa phần thai phụ ít chọn giải pháp hỗ trợ của các loại thuốc vì họ sợ thuốc khi đi vào cơ thể, thông qua bánh nhau sẽ ảnh hưởng mạnh đến bé và một phần khác là họ muốn trải nghiệm tất cả cảm giác gian nan của quá trình sinh nở.

Các loại thuốc giảm đau, an thần…đều tác động đến trạng thái thể chất lẫn tinh thần nhưng nếu sức chịu đựng của bạn chỉ đến một giới hạn nào đó thì thuốc là chất hỗ trợ tích cực nhất.


Trang DH tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]