Cách bảo vệ mắt cho trẻ

Bảo vệ mắt cho trẻ là việc hết sức quan trọng mà các ông bố bà mẹ cần chú ý ngay từ lúc trẻ mới chào đời để đảm bảo cho con bạn có "cửa sổ tâm hồn" khỏe mạnh.

0

Cách bảo vệ mắt cho trẻ

1. Cung cấp vitamin A cho mắt của trẻ

Đôi mắt có rất nhiều mạch máu, do đó một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, ít chất béo là rất quan trọng để giữ cho các mạch máu của mắt khỏe mạnh. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cũng được biết đến để giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (ARMD).

Để cung cáp vitamin A cho mắt, bố mẹ nên cho con ăn nhiều thực phẩm như cà chua, chuối chín, cà rốt, trứng, cá hồi, dầu ô liu, ngô, hạt dẻ cười...

Lượng vitamin A cần bổ sung hàng ngày cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.


Cần cung cấp đủ vitamin A để bảo vệ mắt cho trẻ

Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt. Thành phần sụn vi cá mập thiên nhiên không chỉ giúp duy trì độ trong suốt của thủy tinh thể và giác mạc mắt, mà còn tăng tính đàn hồi của thấu kính và thể mi giúp mắt luôn điều tiết tốt, hạn chế tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, nhìn mờ của trẻ trong học tập và sinh hoạt.

2. Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ

Lần khám mắt đầu tiên của trẻ em nên vào vài ngày sau sinh và trước khi xuất viện. Trong những lần khám nhi định kỳ tiếp theo vào 2, 4 và 6 tháng tuổi, bác sĩ nhi sẽ kiểm tra tình trạng lé của mắt bé. Để tầm soát tình trạng nhược thị và lé sau đó, bạn nên đưa bé đi khám mắt lúc 3 tuổi và đêu mỗi năm đến sau tuổi đi học.

Nếu bạn nghi ngờ bé nhà mình nhìn mờ do nhược thị (là tình trạng nhìn kém dù mắt hoàn toàn bình thường), có tật khúc xạ (cận, viễn hoặc loạn thị) hoặc lé hoặc trong gia đình có người bị bệnh mắt mang tính di truyền, bạn nên cho bé đi khám mắt càng sớm càng tốt.

3. Giảm mọi căng thẳng của mắt

Bạn nên cứng rắn trong việc rèn luyện trẻ không thức quá khuya để đọc sách - nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

4. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý

Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

5. Giúp con bảo vệ thị lực trong ánh mặt trời

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với tia cực tím của mặt trời (UV) có thể góp phần tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và u ác tính ở mắt (ung thư mắt). Vì vậy, khi trẻ hoạt động ngoài trời cha mẹ cần cho trẻ mang kính có chất lượng tốt, nhằm tránh tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

6.  Để ý đến các triệu chứng về mắt


Nếu có triệu chứng bất thường ở mắt trẻ cần gặp bác sĩ ngay

Nếu trẻ phàn nàn về đôi mắt mệt mỏi và triệu chứng nhức đầu thường xuyên thì cần thiết có một cuộc kiểm tra mắt với bác sĩ. Thị lực là một nguyên nhân phổ biến của đau mắt và đau đầu.

7. Đối phó với những tổn thương mắt

Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế.

Với những dị vật nhỏ như bụi bay vào mắt, mi quặc… không để trẻ dụi mắt mà sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mắt để rửa trôi dị vật.

Hảo Min (tổng hợp)

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]