Cách bảo vệ phổi mùa lạnh

Nếu bạn chăm sóc tốt cho phổi, chúng có thể “thọ” rất lâu và miễn nhiễm với bệnh tật. Sau đây là một số cách bảo vệ sức khỏe phổi. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.585
  • 1
    Không hút thuốc

    Hút thuốc là điều tồi tệ nhất mà bạn có thể gây ra cho phổi mỗi ngày. Các chuyên gia khẳng định không có ngưỡng an toàn khi nói đến việc hút thuốc. Càng hút nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) càng cao. Không hút nhưng phải hít khói thuốc hoặc sống trong môi trường có người hút thuốc cũng nguy hiểm cho phổi.
     
  • 2

    Tập thể dục

    Bản thân tập thể dục không làm cho phổi khỏe hơn, nhưng theo tiến sĩ Norman H.Edelman thuộc Hội Phổi Mỹ, tập thể dục sẽ giúp bạn nhiều hơn thế. Khả năng hô hấp và tuần hoàn càng tốt, phổi càng dễ đảm bảo việc cung cấp đầy đủ ô-xy cho tim và các cơ. Tập thể dục thường xuyên là quan trọng nếu bạn bị bệnh phổi mãn tính.

  • 3

    Đề phòng ô nhiễm không khí

    Ở một số khu vực, đặc biệt vào mùa hè, ozone và các chất gây ô nhiễm khác có thể biến việc tập luyện hoặc thực hiện các hoạt động ngoài trời là một sự lựa chọn không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các nguồn gây ô nhiễm trong nhà, chẳng hạn như mối mọt, lông vật nuôi, vật liệu xây dựng... Người bị bệnh phổi đặc biệt nhạy cảm với ô nhiễm không khí.

  • 4

    Ăn uống phù hợp

    Có bằng chứng khoa học khẳng định các loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa có tác dụng tốt cho sức khỏe. Một cuộc nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy người ăn nhiều rau thuộc họ cải nhất (gồm bông cải xanh, súp lơ, cải bắp...) có rủi ro mắc bệnh ung thư phổi thấp hơn phân nửa so với người dùng ít nhất.

  • 5

    Bảo vệ mình trong công việc

    Có nhiều công việc không “thân thiện” với phổi của bạn, từ xây dựng đến uốn tóc. Trong thực tế, theo tiến sĩ Edelman, bệnh hen suyễn do nghề nghiệp gây ra chiếm gần 15% trường hợp. Những “thủ phạm” tiềm ẩn là bụi, các loại hạt, phụ gia thực phẩm, hơi sơn, khí thải diesel... Bạn nên thường xuyên sử dụng thiết bị bảo hộ lao động.

  • 6

    Sử dụng sản phẩm an toàn

    Nhiều sản phẩm gia dụng, đặc biệt những loại dùng để tẩy rửa, trang trí nhà, có thể “làm mệt” phổi của bạn bằng các loại hạt hoặc khí có hại. Hãy bảo vệ mình bằng cách chọn những sản phẩm an toàn hơn, sử dụng chúng trong một khu vực thoáng khí và nhớ đeo khẩu trang.

  • 7

    Kiểm tra radon

    Radon là một loại khí phóng xạ xuất hiện tự nhiên do quá trình phân tách uranium trong đất. Nó có thể “lẻn” vào nhà bạn thông qua những vết nứt ở móng và tường. Radon là tác nhân chính gây bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc. Nếu có điều kiện, cần kiểm tra mức radon trong nhà bạn. Nếu radon ở mức 2-4 pCi/L, nên thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm nó.

  • 8

    Kiểm soát bệnh chặt chẽ

    Nếu bạn ho kéo dài hơn 1 tháng, hoặc thấy khó thở dù không gắng sức nhiều, nên đi gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh về phổi. Nếu bạn đã bị hen suyễn hoặc COPD, nên chú ý kiểm soát bệnh kỹ lưỡng bằng thuốc, tránh các tác nhân gây bệnh và đặc biệt nên cố gắng đề phòng nhiễm trùng hô hấp, vốn có thể khiến các bệnh nói trên trở nên trầm trọng hơn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]