Cách bổ sung thực phẩm ăn dặm cho bé

15.5827

Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng của cơ thể. Bổ sung thực phẩm ngoài sữa mẹ một cách khoa học sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, thúc đẩy quá trình phát triển trí não, tăng sức đề kháng...

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Từ tháng tuổi thứ 6, do bé bắt đầu làm quen với các nguồn thực phẩm ngoài sữa mẹ, nên mẹ cần tham khảo và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho con trong giai đoạn này, đặc biệt là DHA/ARA để phát triển trí não cho bé.

Khoa học chứng minh, bộ não của trẻ phát triển cao nhất (đến 80%) trong khoảng 2 năm đầu đời. Trong thời kỳ này, các tế bào não bắt đầu phát triển kích thước và  hình thành nên hệ thống dây thần kinh. Trí não càng được kích thích phát triển bao nhiêu thì hệ thống dây thần kinh càng nhiều và chằng chịt hơn. Đặc biệt, phần não trước là trung tâm của sự thông minh, có nhiệm vụ tập hợp quá trình suy nghĩ, lên kế hoạch và hoạt động của cơ thể.

Hoạt động của phần não trước có thể được đẩy mạnh bằng chế độ dinh dưỡng đúng, đủ và môi trường giáo dục thích hợp. Điều đó sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tối đa tiềm năng học hỏi của trẻ trong tương lai.

Khi bé "khởi động" ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong ngày với định lượng ít (khoảng vài thìa cafe) để theo dõi khả năng dung nạp của bé và các thể dị ứng (nếu có). Sau 2 đến 3 ngày, mẹ có thể thử một loại thức ăn mới để "đổi vị" cho bé và tăng dần lượng thức ăn lên theo nhu cầu của bé.

Thời gian đầu bé ăn dặm, mẹ nên pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp bé làm quen với mùi vị thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống, vì vậy, mẹ không nên ép bé ăn, hãy để bé ăn theo nhu cầu và sở thích. Mẹ nên cho bé ăn bằng thìa để kích thích phản xạ nhai, nuốt; cần cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ quy định hằng ngày.

Bé đang quen với thức ăn lỏng là sữa nên lúc đầu, mẹ nên pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút, rồi tăng dần độ đặc của thức ăn lên. Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không gợn, tránh bé bị hóc.

Ở giai đoạn đầu, bé có thể ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc các loại bột ngọt, bé quen rồi thì mẹ chuyển dần sang bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…). Khi bé đã có phản xạ ăn uống tốt (biết nhai, nuốt, đảo thức ăn…) và có niềm vui với việc ăn uống, mẹ nên điều chỉnh lượng thức ăn và độ đặc của thức ăn để giúp bé nạp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não.

Thức ăn bổ sung giàu DHA mà bé ở lứa tuổi này có thể dung nạp dễ dàng khi được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn gồm: bột thịt gà, rau ngót, bột cá thu, sữa xoài, súp bông cải xanh, bột thịt bò... Nhưng để đạt hàm lượng theo khuyến nghị hằng ngày là 17mg DHA trên 100kcal và ARA là 34mg trên 100kcal, bé phải hấp thu một lượng lớn thức ăn. Vì vậy, bé nên được bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây như nước táo, nạo hoặc dầm trái cây mềm như chuối, xoài, đu đủ... Mẹ có thể tham khảo thông tin trên www.giadinhenfa.com.vn hoặc www.facebook.com/giadinhenfa để cải thiện bữa ăn dặm cho con.

Mẹ nên đa dạng khẩu phần ăn cho bé dựa trên việc phối hợp các loại thực phẩm trong 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng..), rau và trái cây. Điều đó sẽ giúp trẻ làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau, đồng thời đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu. Trong đó, mẹ đừng quên bổ sung DHA vì chất này rất cần cho sự phát triển trí não, thị lực và nhận thức của bé.

Ngọc Bích

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]