Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt

0

Tùy đặc tính cơn sốt mà có những biểu hiện khác nhau. Vì vậy, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám cẩn thận chứ không nên tự ý điều trị cho con.

Không tự ý điều trị khi trẻ bị sốt cao

Trẻ em rất hay bị sốt do nhiều nguyên nhân và có thể tùy đặc tính cơn sốt mà thể hiện một tình trạng bệnh lý khác nhau. Việc chăm sóc ban đầu khi bé bị sốt rất quan trọng nhưng không phải ông bố, bà mẹ nào cũng biết cách.

Các bác sĩ Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) vừa cứu sống bệnh nhi Nguyễn Hoàng (7 tuổi, khu đô thị Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội), bị viêm não Herpes. Theo gia đình bệnh nhân, cách đây hơn một tháng, bé bị sốt đột ngột, nhiệt độ cơ thể là 39 độ C. Gia đình cho rằng bé bị sốt thông thường nên cho uống Paracetamol. Sau 4 ngày tự điều trị, bé Hoàng đỡ sốt. Thế nhưng, chỉ hai ngày sau, bé lại sốt cao kèm theo các biểu hiện chứng rối loạn tâm thần, như la hét, quấy khóc, cơ thể co giật nên gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, thường xuyên bị co giật, la hét, nói lảm nhảm. Các bác sĩ đã lấy dịch não tủy xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não Herpes và đã dùng thuốc Acyclovir để điều trị cho bé. Đây là loại thuốc rất đắt, có giá 350.000 đồng/lọ, trung bình mỗi ngày bệnh nhi phải sử dụng 9 lọ. Sau 3 tuần dùng thuốc, bệnh nhân vẫn sốt liên tục, có ngày co giật tới 3 tiếng. Tiếp đó, bệnh nhân được chụp phim, phổi, cấy máu, cấy nước tiểu nhưng không phát hiện ra bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho bệnh nhi dùng kháng sinh tổng hợp để đề phòng. Với quyết tâm phải cứu sống bệnh nhi, khoa đã mời hai bác sĩ người Nhật Bản cùng hội chẩn, rồi tập trung điều trị virus Herpes. Sau một tuần, bé cắt sốt, chơi được, không còn la hét.

Cũng theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, mỗi năm bệnh viện gặp vài ca, nhưng trường hợp bé Nguyễn Hoàng là nguy hiểm nhất bởi sốt kéo dài. Trong quá trình điều trị, bệnh nhi lại có những triệu chứng khác, có thời điểm tưởng chừng không qua khỏi. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của các y sĩ, bác sĩ, bệnh nhân đã hồi phục, không để lại di chứng về thần kinh. Theo các chuyên gia, bệnh viêm não Herpes rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm não khác do có những triệu chứng gần giống nhau. Bệnh lây qua đường hô hấp, tiếp xúc ngoài da qua các vết xước và truyền từ mẹ sang con qua đường máu. Bệnh phát triển quanh năm, nhưng mùa lạnh thường gặp hơn vì thời tiết thuận lợi cho virus phát triển. Bệnh tuy có thuốc chữa, nhưng phải phát hiện đúng bệnh, dùng thuốc đúng liều lượng. Nếu chữa trị không đúng, sẽ để lại di chứng về thần kinh, thậm chí tử vong.

Tùy đặc tính cơn sốt mà có những biểu hiện khác nhau. Ảnh minh họa

Hiện ở Việt Nam chỉ có vài bệnh viện lớn có thể xét nghiệm và chẩn đoán chính xác bệnh này. Do đó, nếu gia đình và y sĩ, bác sĩ tuyến dưới nếu nghi ngờ thì nên chuyển thẳng lên tuyến trên, không nên tự điều trị theo triệu chứng.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt là virus và vi khuẩn. Sốt khi trẻ bị viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cúm… thường chỉ kéo dài 3-4 ngày. Trường hợp này, trẻ sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban …thường là lành tính.

Trường hợp thứ hai, khi sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết… Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê, gọi hỏi không biết…

Để đề phòng, người dân cần rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, tránh nơi đông người. Cha mẹ thấy con sốt dai dẳng, đau đầu, tróc mép, tróc mũi hoặc có biểu hiện có những loại viêm não khácthì nên đưa ngay đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm tránh biến chứng về sau.

Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Khi bé bị sốt bố mẹ nên quan tâm tới không khí trong phòng của bé. Đối với bé nhỏ khi bị ốm, sốt bạn cần để cho bé nghỉ ngơi trong những căn phòng thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của bé.

Nên cho bé uống những loại nước mát như nước lọc, cam, chanh để nhanh chóng cải thiện tình hình. Hạn chế và tốt nhất không nên cho bé sử dụng những loại đồ uống có chứa caphêin hay gas khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.

Cho bé uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những bé dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho bé sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.

Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho bé để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của bé kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.

Cần chắc chắn bạn hiểu rõ về cách sử dụng loại nhiệt độ bạn dùng. Nếu bạn sử dụng loại nhiệt độ đo ở trong miệng của bé, hãy đặt nhiệt kế phía dưới lưỡi và bỏ nhiệt độ ra trong vòng 2 phút. Không nên để bé cắn vào nhiệt độ.

Việc sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt nhất định theo tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên cho bé ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể bé mất nước. Vì vậy, hãy cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho bé uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.

Theo Minh Tuyết/Afamily.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]