Cách chăm sóc trẻ nhiễm HIV cần biết

(Em đẹp) - Chăm sóc trẻ nhiễm HIV sẽ vất vả và cần chú ý nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho cộng đồng và người trực tiếp chăm sóc.

15.5995

Chăm sóc trẻ nhiễm HIV cần những lưu ý hơn chăm sóc các trẻ khác. Tuy nhiên, trong chăm sóc trẻ nhiễm HIV, điều quan trọng là phải luôn tạo được sự thoải mái về tinh thần, cuộc sống vui vẻ, đầm ấm, không có sự kỳ thị, tạo điều kiện cho trẻ trong khả năng có thể về mặt vật chất lẫn tinh thần. Chỉ có như vậy, trẻ nhiễm HIV mới quên đi mặc cảm, hòa nhập cộng đồng, có được sự phát triển tốt chiến đấu với căn bệnh thế kỷ một cách vững vàng nhất

Chăm sóc y tế

Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu trẻ có dấu hiệu kém ăn, sút cân nhanh, xuất hiện nhiễm trùng phải thực hiện các biện pháp an toàn, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Ngoài ra, mặc dù kháng thể sau tiêm chủng ở trẻ nhiễm HIV là không cao nhưng vẫn cần tiêm chủng cho trẻ từ vắc xin BCG.

Với những chất dịch, máu cần vệ sinh sạch sẽ. Khi tiếp xúc vết xây xước, chảy máu trên da cần dùng găng tay. Quần áo có dính chất dịch hoặc máu cần luộc sôi rồi đưa đi giặt.

Vệ sinh

Trong chăm sóc trẻ nhiễm HIV, vệ sinh cần đảm bảo trẻ được tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên, thay quần áo, không để trẻ chơi những đồ vật, đất cát bẩn. Ngoài ra, sau khi đi vệ sinh hoặc ăn uống cần rửa tay, miệng sạch sẽ.

Tắm bằng xà phòng, sau khi tắm phải dùng khăn mềm lau sạch cơ thể rồi mặc quần áo sạch. Nhà cửa thường xuyên dọn dẹp tạo ra môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.

Với răng miệng: Trẻ dưới 3 tuổi cần dùng vải màn sạch rửa răng, miệng sau khi ăn. Trẻ bị tưa miệng cần chữa bằng các bài thuốc dân gian, nếu không khỏi cần đi khám. Còn trẻ trên 3 tuổi phải dùng bàn chải riêng đánh răng sạch sẽ sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

Đồ dùng sinh hoạt, chăn màn, quần áo phải dùng riêng, đặc biệt dụng cụ vệ sinh cá nhân hàng ngày.

Ăn uống, dinh dưỡng

Cũng như các trẻ em khác, trẻ nhiễm HIV cũng cần chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi. Nguồn dinh dưỡng đưa vào cơ thể sẽ là giải pháp nhằm chống lại những bệnh cơ hội hoặc các vi khuẩn giúp làm chậm lại sự phát triển của virus HIV.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn quan trọng cho sự phát triển của trẻ là sữa mẹ. Tuy nhiên, virus HIV có thể lây truyền qua sữa mẹ, cho nên mẹ có thể chọn cho trẻ uống sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng phải khẳng định, sữa ngoài không thể bằng sữa mẹ, bởi sữa mẹ cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.

Nếu cho trẻ bú sữa mẹ, không được cho ăn sữa ngoài, vì cho ăn nhiều thứ như vậy làm đường ruột bị tổn hại, HIV dễ xâm nhập. Ngoài ra, cần phát hiện sớm những vết tưa lưỡi để tránh HIV từ mẹ xâm nhập vào cơ thể con. Ngoài ra, có thể chọn cách vắt sữa mẹ bằng dụng cụ vắt hoặc bằng tay rồi đun nóng lên, sau đó cho vào bình đặt vào nước lạnh.

Với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Có thể cho trẻ ăn bột hoặc cháo. Cháo có thể là cháo thịt, cháo tôm, cháo trứng kết hợp rau ngót, bí ngô. Đừng quên cho vào cháo chút dầu mỡ để có lợi cho hệ tiêu hóa.

Bữa phụ có thể ăn các loại trái cây chín, sữa, nước hoa quả...Có thể ăn từ 2-3 bữa hoặc 4 bữa tùy theo lứa tuổi và khả năng của trẻ.

Trẻ trên 24 tháng cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp chất tinh bột, chất đạm, chất béo, các vitamin, chất xơ. Hàng ngày ăn đủ 3 bữa, trẻ cần ăn các thức ăn như thịt, cá, trứng, rau để có đủ dinh dưỡng. Bữa phụ có thể sáng và chiều gồm hoa quả chín, bánh quy hoặc sữa. Trẻ cần uống đủ nước khoảng hơn 1 lít/ngày.

Diêu Châu
(Theo Congluan.vn)

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]