Lạm dụng thuốc cảm cúm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng
Không lạ gì khi nền y tế ở nhiều nước đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng lạm dụng thuốc cảm, vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, từ thiếu máu bước qua trầm cảm cho đến ung bướu ác tính. 
Thật đáng tiếc vì bên cạnh việc dùng thuốc cảm cúm, vẫn có nhiều biện pháp khác không kém phần hiệu quả lại thêm an toàn nếu người bệnh chú ý đến những vị thuốc từ thiên nhiên.
Một thí dụ điển hình là món canh gà nấu với tiêu sọ và ớt phơi khô của người Mễ. Y học dân gian, dù Đông hay Tây y, đều biết cách chọn món cay, nóng để giải cảm bằng cách phát hãn. Nếu nói theo Đông Y, nghĩa là vã mồ hôi để hạ nhiệt đồng thời thanh trùng đường hô hấp nhờ trào nước mắt, đổ nước mũi.
Nhưng nếu tưởng tác dụng giải cảm tán hàn chỉ là do vị cay thì chưa thấy hết cái hay của tô canh gà. Theo kết quả nghiên cứu ở hai đại học y khoa nổi tiếng là Oxford (Anh) và Philadelphia (Mỹ), hiệu năng chủ yếu của tô canh gà là do tác dụng tăng sức đề kháng nhờ chất kẽm có nhiều trong ức gà.
Bằng chứng là khi nấu canh giải cảm tuy với đầy đủ tiêu ớt nhưng thiếu thịt gà thì tác dụng giảm thiểu rõ rệt. Rõ hơn nữa là tuy nấu canh gà nhưng thay vì ức gà lại chọn phần khác ngon hơn, như đùi cánh, thì tác dụng vẫn không bằng với công thức nguyên thủy.
Miến gà với gừng: Bài thuốc giải cảm hiệu quả
Miến gà của Việt Nam không chỉ đậm đà hơn về khẩu vị, hấp dẫn hơn về mùi thơm, mà còn có tác dụng toàn diện hơn nhờ hành, ngò, rau thơm đủ loại. Nếu xét về mặt dược lý thì tô miến gà ăn buổi sáng sớm hay sau buổi làm việc suốt ngày trong phòng máy lạnh, có tác dụng giải cảm hiệu quả hơn dùng thuốc nếu cho thêm chút gừng cắt sợi.
Thầy thuốc cổ truyền ở phương Đông ai cũng biết gừng là dược liệu giải cảm đã được sử dụng từ xa xưa. Nếu ăn một tô miến gà nóng, với gừng, tiêu, hành, ngò… sẽ giúp người bị cảm cúm tận dụng chất kẽm trong ức gà và năng lượng phục hồi trong miến để mau giảm các triệu chứng
cảm cúm.
Theo BS Lương Lễ Hoàng