Cách chữa trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là các tổn thương mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, có thể kèm đỏ da, tróc vẩy. Đây là bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm da thể tạng.

0

Điều trị bệnh tổ đỉa

Trả lời trên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS Trần Quốc Long cho biết, tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm, khu trú ở lòng bàn taybàn chân và rìa các ngón, có tên khoa học là Dysidrose.

Nguyên nhân gây bệnh đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, có thể do tiếp xúc với xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đĩa nung mủ; do dị ứng với nhiễm nấm ở kẻ chân; do thay đổi thời tiết theo mùa do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.

Bệnh biểu hiện với sang thương là mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặt biệt ở mé bên của của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên - mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân; bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân; mụn nước ăn sâu vào thượng bì làm cho da nổi lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có hạt nằm xen trong da, kích thước khoảng 1-2 mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay - bàn chân.

Các mụn nước thường xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh; kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2-4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

Bệnh tổ đỉa

Bệnh nhân bị tổ đĩa hạn chế tiếp dùng xà bông hay chất tẩy rửa mạnh, điều trị cắt cơn ngứa bằng cách ngâm tay hoặc chân vào nước thật ấm khoảng 3-5 lần thay nước nước, nên nhớ rằng ngứa trong tổ đĩa càng gãy thì càng ngứa hơn. Điều trị tại chỗ bằng cách ngâm thuốc tím 1/10.000, thoa bằng Milian hay Eosine.

Trường hợp do nấm thì dùng thuốc chống nấm như: Antimycse hay dung dịch BSI. Trường hợp do dị ứng thì dùng thuốc thoa nhóm Corticoid như Eumovat… Ngoài việc điều trị tại chỗ, còn dùng thuốc kháng dị ứng để chống ngứa như: Chlorpheniramine.

Nên đọc

Theo Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc, nếu mụn nước đơn thuần bôi cồn focmolsalicylic 3%. Mụn mủ, chợt loét bôi thuốc màu như tím metin 1%, xanh methylen 1%. Tổn thương khô bôi mỡ corticoids (flucinar, synalar). Dùng kháng sinh chống bội nhiễm.

Phòng tránh bệnh tổ đỉa như thế nào?

Cổng thông tin điện tử Sở y tế Thành phố Hà Nội cho hay, cần tránh ăn uống các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng với cơ thể, hạn chế ăn uống các chất cay, nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, bia, rượu...).

Tránh tiếp xúc với các đồ dùng, vật dụng dễ gây dị ứng. Thường xuyên vệ sinh cá nhân giữ cho bàn tay, bàn chân sạch sẽ, khô ráo không để ẩm ướt.

Đặc biệt lưu ý khi bị tổ đỉa gây ngứa, người bệnh không nên gãi, chà xát hoặc dùng kim chọc vỡ mụn nước vì tổ đỉa rất dễ bị bội nhiễm vi trùng gây viêm mủ da đồng thời hạn chế để vùng tổn thương tiếp xúc với xà phòng, xi măng...

Nếu phát hiện thấy có các triệu chứng bệnh tổ đỉa như đã nêu ở phần đặc điểm bệnh tổ đỉa, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được khám và hướng dẫn chữa trị.

Hiệu quả chữa bệnh tuỳ thuộc vào việc bạn được điều trị sớm và đúng cách theo tình trạng bệnh lý cụ thể.

Thuốc tham khảo: Shinpoong Gentrisone

Chỉ định:
-Viêm da có đáp ứng với corticoid khi có biến chứng nhiễm trùng thứ phát.
-Bệnh da dị ứng (eczema, viêm da, vết trầy, hăm).
-Nấm da, lang ben.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]