Cách điều trị giãn phế quản

Các nghiên cứu gần đây nêu lên tính hiệu quả của các phương pháp điều trị khác ở bệnh nhân giãn phế quản bao gồm thuốc long đàm uống, làm ẩm khí hít vào bằng khí dung nước lạnh và desoxyribonuclease phối hợp dạng khí dung (đối với bệnh nhân xơ nang) đều làm gia tăng đào thải đàm, tăng độ thanh thải nhầy và cải thiện chức năng hô hấp (tăng FEV1).

15.5985
Nội khoa

Bao gồm ngưng thuốc lá, tập vật lý trị liệu (dẫn lưu tư thế), thuốc giãn phế quảnkháng sinh thích hợp. Đối với bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái phát hay ho ra máu dai dẳng cần điều trị kháng sinh lâu dài để ngăn chặn nhiễm trùng lan tỏa. Nên dùng kháng sinh phỗ rộng ít nhất 3 tháng đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp.

Những bệnh nhân nhiễm trùng tái phát hoặc ho ra máu sau khi đã dùng một đợt kháng sinh cần tiếp tục điều trị kháng sinh kéo dài và thay đổi kháng sinh phỗ rộng mỗi 3-6 tháng để tránh biến chứng vi trùng kháng thuốc. Những bệnh nhân có bệnh hệ thống cần điều trị kháng sinh suốt đời. Kháng sinh có thể được cho với liều cao hơn bình thường. Kháng sinh dạng khí dung (đặc biệt là amoxicillin) được sử dụng hiệu quả và an toàn trong giãn phế quản.

Các nghiên cứu gần đây nêu lên tính hiệu quả của các phương pháp điều trị khác ở bệnh nhân giãn phế quản bao gồm thuốc long đàm uống, làm ẩm khí hít vào bằng khí dung nước lạnh và desoxyribonuclease phối hợp dạng khí dung (đối với bệnh nhân xơ nang) đều làm gia tăng đào thải đàm, tăng độ thanh thải nhầy và cải thiện chức năng hô hấp (tăng FEV1).
Steroid cũng làm giảm bài tiết nhầy hàng ngày (18%) và giảm ho đáng kể.

Đối với ho ra máu lượng lớn (> 500ml/ngày) cần nội soi phế quản để loại trừ sang thương nội khí quản và xác định vị trí chảy máu để có hướng điều trị, còn ho ra máu lượng ít có thể ngưng nếu do nhiễm trùng đã được điều trị kháng sinh.

Ngoại khoa

Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả thì cần xem xét chỉ định phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật nên chụp phế quản cản quang hay CT scan để xác định chính xác mức độ trầm trọng cũng như sự lan rộng của giãn phế quản.

Trước kia phẫu thuật chỉ đặt ra khi giãn phế quản khu trú rõ, ho khạc đàm mủ kéo dài không kiểm soát được hay có biến chứng ho ra máu trầm trọng, còn các trường hợp giãn phế quản nhiều thùy hoặc giãn phế quản 2 bên rất hiếm khi cho phép phẫu thuật. Điều này đặc biệt đúng ở những bệnh nhân già hay có viêm phế quản mãn.

Các tác giả cho rằng sau khi cắt rộng nhu mô phổi trong giãn phế quản 2 bên thì phần phổi còn lại vẫn bị bỏ mặc gây ra triệu chứng tiếp tục tiến triển hay tồn tại dai dẳng. Bệnh nhân có thể chết do giảm chức năng phần phổi còn lại. Phẫu thuật chỉ cắt bỏ phần phổi xấu nhất cũng không được tán thành vì không cải thiện được triệu chứng lâu dài sau phẫu thuật.

Tuy nhiên một loạt các phẫu thuật gần đây đã làm thay đổi quan điểm này. Nhiều nhà phẫu thuật tin rằng với sự thành công của điều trị nội khoa ở những bệnh nhân giãn phế quản mức độ nhẹ hay trung bình đã làm lu mờ khả năng phẫu thuật ở những bệnh nhân giãn phế quản tiến triển gây ra sự trì hoãn phương pháp điều trị thích hợp này.

Phẫu thuật trong bệnh giãn phế quản nhiều thùy hay 2 bên đã thành công với tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh thấp ở những bệnh nhân được lựa chọn kỹ lưỡng:
Nhu mô phổi bị cắt đã bị teo và mất chức năng và phần phổi còn lại đã phì đại hay giãn nở bù trừ trước khi thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ cả 2 thùy dưới, thùy giữa và thùy lưỡi đã được thực hiện thành công ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Người ta cũng quan sát thấy nhiều trường hợp cắt vùng phổi trầm trọng ở một bên đã cải thiện được triệu chứng đến nỗi phẫu thuật dự tính cắt bên đối diện không còn cần thiết. Vì vậy ở một vài bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ phần chủ chốt gây ra triệu chứng trầm trọng còn các phần nhẹ hơn mà bản thân nó không gây ra triệu chứng thì để lại. Kết quả tốt hơn nếu phần tổn thương còn lại nằm ở phổi đối diện.

Trước khi phẫu thuật cần đánh giá chức năng hô hấp. Chỉ những bệnh nhân được dự đoán là FEV1 sau phẫu thuật > 1.5 lít hay 35% giá trị dự đoán bình thường thì có thể phẫu thuật ngay. Những bệnh nhân có chức năng hô hấp hạn chế với FEV1 sau phẫu thuật được tính toán <1.5>

Đối với những bệnh nhân trẻ bị giãn phế quản tiến triển trầm trọng không kiểm soát được bằng các phương pháp điều trị bảo tồn và có chức năng phổi quá giảm không thể chịu đựng được phẫu thuật thì ngày nay có thể trở thành đối tượng ghép phổi. Hiện nay ghép phổi lần lượt từng bên là phương pháp được lựa chọn đối với những bệnh nhân giãn phế quản hay bệnh xơ nang mặc dù có bằng chứng cho rằng cắt phổi 2 bên và chỉ ghép phổi 1 bên có thể là phương pháp trong tương lai.

Điều trị dự phòng

Phòng ngừa bằng cách loại bỏ sớm các nguyên nhân gây giãn phế quản thứ phát: Điều trị lao đúng cách, điều trị kháng sinh thích hợp những bệnh nhân nhiễm trùng cấp đường hô hấp, tiêm phòng sởi, ho gà…..

Biến chứng

Biến chứng của điều trị kháng sinh là vi trùng kháng thuốc cấp.
- Biến chứng của phương pháp gây thuyên tắc động mạch là thuyên tắc cholesterol ở chi dưới, ở các tạng trong bụng và có thể liệt tứ chi nếu thuyên tắc động mạch cột sống.
- Biến chứng của phẫu thuật gồm các biến chứng của gây mê. Biến chứng sau phẫu thuật là suy hô hấp, giảm oxy máu.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]