Cách điều trị và phòng ngừa chứng tiểu đêm

Để xác định tiểu đêm, trước hết cần khai thác các yếu tố nguy cơ có thể gây ra tiểu đêm: rối loạn giấc ngủ, uống nhiều nước và các chất kích thích, một số thói quen gây tiểu đêm, các bệnh lý đường tiết niệu và nội khoa khác kèm theo...

15.5967

Để chẩn đoán tiểu đêm cần ghi chép thời lượng đi tiểu, bao gồm cả thời điểm và lượng nước tiểu của mỗi lần đi tiểu, cả ngày cũng như đêm và giờ đi ngủ, giờ thức giấc.

Cách điều trịphòng ngừa chứng tiểu đêm

Tập thể dục vừa sức, ngồi thiền và yoga giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon, hạn chế chứng tiểu đêm.

Điều trị sớm và triệt để các bệnh lý đường tiết niệu và bệnh nội khoa khác như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp... (nếu có). Nếu đi tiểu khoảng 15 phút một lần (tương đương với khoảng 20 lần/1ngày) phải đến khám ở khoa niệu của các bệnh viện ngay lập tức. Bác sĩ sẽ phát hiện nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt là cách điều trị cơ bản ban đầu kết hợp với điều trị nguyên nhân. Bao gồm: Tập thói quen đi tiểu hết trước khi ngủ; Tập khả năng nhịn tiểu; Tăng cường sức rặn tiểu gắng sức bằng cách tập cơ hô hấp, tập hít thở sâu để tạo thói quen đi hết nước tiểu mỗi lần đi tiểu; Buổi tối ăn ít canh, đặc biệt là canh rau cải, các loại hoa quả chứa nhiều nước: dưa hấu, bưởi, cam..., hạn chế uống nước sau khi ăn tối và trước khi đi ngủ, đặc biệt đối với người lớn tuổi đã quen uống nhiều nước; 

Tránh các thức uống lợi niệu: cà phê, bia rượu vào thời điểm chiều tối, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác; nên tập thể dục vào buổi tối: đi bộ, chơi thể thao nhẹ, yoga,... tạo giấc ngủ tốt; tạo nơi ngủ thoải mái, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ; thay đổi thời gian dùng thuốc, đặc biệt các thuốc có tác dụng lợi tiểu nếu có thể; có thể sử dụng thuốc an thần gây ngủ nếu bị mất ngủ nhiều nhưng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ.

BS. Yến Ngọc/nguồn SKĐS

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]