Cách đơn giản dạy con làm quen với chữ viết

Cho bé làm quen với chữ viết ngay từ sớm (chưa cần bé hiểu chữ), bé sẽ học hỏi được kỹ năng điều khiển đôi tay, tăng cường trí nhớ.

15.6023

Học mọi lúc mọi nơi

Khi ở nhà, hay trên xe bus, trong hiệu bán hàng hoặc tại phòng khám của bác sĩ, tất cả những nơi trên đều là những cơ hội giúp con bạn học bằng cách nói chuyện với con và cùng bé đọc những chữ hoặc đồ vật nhìn thấy.

Đọc truyện cho con dù chỉ 10 phút/ngày

Hãy đọc truyện cùng với con bạn, thậm chí chỉ là 10 phút một ngày, điều này sẽ giúp tạo dựng những kĩ năng quan trọng, cũng như tạo cho con bạn có niềm đam mê với sách. Sách chính là những nguồn thông tin hữu ích cho con bạn vì trong đó chứa đựng những từ ngữ mà bạn có thể không dùng trong giao tiếp hàng ngày. Từ những ngày còn thơ bé, các em nhỏ thường có xu hướng thích nghe những câu chuyện và xem sách.
 
 
Nếu có thời gian, hãy cố gắng đọc truyện cho con nhiều tới mức nào bạn có thể. Bé được càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ thì tư duy của bé càng phát triển. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong việc phát triển kỹ năng trao đổi thông tin, giao tiếp xã hội sau này.

Để giúp con bạn có thói quen đọc sách bền bỉ bạn cần:

- Dành một chút thời gian trong ngày để kể chuyện và đọc cùng trẻ, và tạo những sự thú vị bằng cách chọn những cuốn sách mà cả hai cùng thích.

- Nói về những bức tranh và những đặc điểm của các cuốn sách và kể chuyện cho bé nghe.

- Đọc khi bạn đi bộ trên đường và khi bạn đi vào siêu thị, chỉ cho bé biết những kí hiệu và những từ ngữ và nói về chúng.

- Mua những cuốn sách như là quà cho bé và thường xuyên cho bé tới thư viện cộng đồng.
Để giúp trẻ có kĩ năng học bạn nên:

- Hát cùng trẻ, đôi khi chỉ cho bé những từ trong sách.

- Chơi game có nhạc, tạo những từ thú vị bắt đầu với những âm giống nhau (chẳng hạn như những âm đầu tiên trong tên của bé).

- Xem danh mục cùng nhau, chỉ cho bé những từ in đậm hoặc những dạng dễ nhận biết.

- Chơi trò đoán chữ khi trẻ lớn hơn, để giúp trẻ nghe những âm khác nhau.

Phát triển kĩ năng đánh dấu và kĩ năng viết sớm

Trong năm đầu tiên, để giúp bé phát triển kỹ năng viết, bạn nên cung cấp cho con bút màu sáp, giấy hoặc sách tập vẽ, vì đây là lúc bé bắt đầu thể hiện khuynh hướng cảm xúc của mình thông qua những hình vẽ nguệch ngoạc.

Các bé thường có xu hướng chú ý những người lớn hơn đọc và viết và sẽ bắt trước. Khi còn nhỏ, các bé đã thích thử sức mình với việc đánh dấu. Càng nhiều cơ hội cho trẻ để phát triển những sự chuyển động vừa và nhỏ trên bàn tay, cánh tay và ngón tay, càng dễ cho bé thành thạo với những dụng cụ khác nhau sau này như cách cầm bút, thước kẻ, v.v... Bạn có thể giúp trẻ bằng cách:

- Làm những công việc như tô bề mặt bên ngoài với nước và bút lông, cho bé xếp những hình khác nhau để phát triển kĩ năng chuyển động mô tô.

- Treo quần áo và sử dụng những chiếc bàn và cho bé lựa chọn những hạt gạo bằng cách dùng những ngón tay, điều này sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng cầm nắm cần cho viết.

- Giúp trẻ đánh dấu trên giấy bằng tay, bút lông và phấn màu.

- Giúp trẻ với các nhãn hiệu, thiếp sinh nhật và lời mời.

Trong giai đoạn này, bạn cũng nên dạy cho bé biết vẽ trong khuôn khổ một tờ giấy mà thôi, bởi vì trẻ ở lứa tuổi này rất hiếu động và chóng chán. Dù bạn có dặn bé bao nhiêu lần đi nữa thì bé vẫn có khuynh hướng tìm những bề mặt khác có sẵn để vẽ (trên sàn nhà, trên giấy tờ của bạn).

Khi bé bắt đầu viết được những ký tự thật sự thì điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là giúp con học từng bước một.

Tổng hợp từ Babycenter/Afamily
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]