Cách dùng khoai tây không độc hại

Không nên ăn quá nhiều khoai tây và không thể sử dụng tùy thích.

0
Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng khoai tây chứa chất acrilamit, chất này sẽ gây độc hại cho sức khỏe khi đun ở nhiệt độ cao.
 
Tác dụng của khoai tây

Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao. Protein trong khoai tây thậm chí tốt hơn thành phần protein có trong đậu nành bởi chúng khá tương đồng với protein trong động vật, lượng lysine và trytophan phong phú trong khoai tây nhiều hơn bất cứ loại rau củ khác.

Khoai tây cũng giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não; hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với thành phần tương tự trong táo.

Ngoài ra, khoai tây rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng loét dạ dày, táo bón mãn tính, ho, sốt eczema và đặc tính chữa lành da. Cellulose trong khoai tây không gây kích thích niêm mạc dạ dày, giúp giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng axit.

Cách sử dụng khoai tây an toàn

Chất acrilamit được tìm thấy trong một số loại của quả đặc biệt là khoai tây. Chất này sẽ trở nên rất độc hại cho sức khoẻ khi ở nhiệt độ cao.

Nếu bạn là người “nghiền” các món ăn chế biến từ khoai tây, đặc biệt là khoai tây rán, bạn đừng vội thất vọng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, bạn có thể giảm chất acrilamit trong khoai tây: hãy gọt vỏ và ngâm kỹ khoai tây trong nước trước khi chế biến.

Theo đó, khi bạn gọt vỏ khoai tây giúp giảm 23% chất acrilamit có trong loại củ này. Ngâm khoai từ 30 - 120 phút giảm được từ 38 - 48% chất độc hại này.

Tuy bạn có thể giảm được một khối lượng lớn chất acrilamit trong khoai tây nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn chúng hàng ngày và ăn quá nhiều trong mỗi lần ăn. Bạn nên cân đối các món ăn này trong các bữa ăn của bạn và không nên dùng nhiều hơn 2 bữa với khoai tây mỗi tuần.
 
Theo
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]