Cách giảm cân cho trẻ thừa cân, béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì có ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh nội tiết, cơ xương khớp,..

15.5981

Trẻ bị thừa cân béo phì, do đâu?

Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao, nhất là năng lượng từ chất béo.

Tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì.

Một số nghiên cứu cho thấy, ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao... lớn lên dễ bị thừa cân béo phì.

Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết, yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên, trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Thừa cân béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp...

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập. Hơn nữa, việc điều trị những bệnh này lại góp phần làm tăng cân hoặc hạn chế hoạt động như vậy càng làm béo hơn.

Vì thế, can thiệp sớm là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng này.

Giảm cân cho trẻ bị thừa cân béo phì

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục

Điều cần thiết là phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Nguyên tắc chính để điều trị thừa cân béo phì ở trẻ em là điều chỉnh chế độ ăn kết hợp với hoạt động thể lực.

Nên hạn chế các loại bánh kẹo, đường, mật, sữa đặc có đường, sữa béo nhưng có thể uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Khi chế biến thức ăn nên làm các món hấp, luộc, hạn chế món quay, xào, rán.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Cần có chế độ ăn điều độ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, không để trẻ quá đói, ăn nhiều vào buổi sáng, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Đồng thời, cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ... hạn chế xem tivi, chơi điện tử.

Cần lưu ý, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và thời gian hoạt động của trẻ.

Nên đọc
Thực phẩm tốt cho trẻ thừa cân béo phì

Báo Người lao động cũng cho biết thêm, hiện nay nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con bị thừa cân béo phì vì những tác hại đối với sức khỏe và tầm vóc của trẻ. Mối quan tâm hàng đầu của những phụ huynh này là cho trẻ ăn uống như thế nào để trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh và hết béo phì.

- Ngũ cốc, bánh mì, cơm, mì, nui... vừa cung cấp năng luợng chính, vừa là nguồn chất xơ quan trọng cho trẻ, tuy nhiên chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

- Rau và trái cây cung cấp cho trẻ vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết nhưng ít năng lượng giúp hạn chế tăng cân. Bạn nên giảm cơm và tăng lượng rau củ để bé vẫn no nhưng không tăng cân, nhớ là chọn trái cây ít ngọt.

- Thịt, cá, trứng, đậu đỗ... cung cấp cho trẻ chất đạm cần thiết để xây dựng cơ thể, cần cho trẻ ăn đủ, nên chọn cá hơn thịt như bạn nói, nếu thịt thì nên chọn thịt nạc, bỏ mỡ, da.

Thịt trứng bé ăn đều tốt nhưng không nên ăn thường xuyên hai món này mà nên xen kẽ với các bữa cá, đậu, tôm, cua... ít nhất nên ăn 3 bữa cá/tuần, còn trứng thì mỗi tuần 3 quả là được.

Việc thay đổi thói quen của bé là khó nhưng nếu kiên nhẫn vẫn có thể được bạn nhé. Bạn cần thay đổi từ từ, không áp đặt, bắt buộc dễ khiến trẻ chống đối, nên khéo léo nói chuyện thường xuyên với con về vấn đề ăn uống để trẻ tự giác hơn là ép buộc.

- Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát cung cấp protein để xây dựng cơ bắp cùng các vitamin và khoáng chất giúp xây dựng xương và răng, vì vậy không thể thiếu trong khẩu phần của bé. Mỗi ngày bé nên uống 500ml, không cắt sữa như một số người suy nghĩ nhé.

Tuy nhiên, với trẻ béo phì việc chọn lựa loại sữa là vấn đề cần lưu tâm, nên chọn sữa dành dành riêng cho trẻ thừa cân béo phì, hoặc sữa tách béo, không đường, không nên cho trẻ uống sữa có đường, các loại sữa cao năng lượng..

Thuốc tham khảo: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold

- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]