Cách giúp mẹ nhanh khỏe sau sinh thường

15.6111

Chăm sóc bầu ngực

Điều này khá quan trọng trong việc chăm sóc phụ nữ sau sinh. Ngay sau giờ sinh đầu tiên, em bé sẽ có nhu cầu bú mẹ ngay, do vậy bạn cần lau sạch đầu vú và cho bé bú để kích thích tuyến sữa tiết sữa.

Sữa mẹ trong 3 ngày đầu được gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể cao. Nếu nhận được nguồn sữa quý giá này từ mẹ, khi lớn lên bé sẽ ít mắc các bệnh dị ứng hay những bệnh vặt thông thường.

Thời gian đầu mới sinh, lượng sữa mẹ sẽ ít, nhưng sau 3 ngày sau sinh, thường có hiện tượng cương sữa. Biểu hiện thường là hai bên vú cương cứng, đau nhức và kèm theo sốt nhẹ. Để tránh điều này, mẹ có thể nhờ người thân hoặc tự mát xa bầu ngực, nặn sữa ra bình, chườm mát để giúp làm giảm cương sữa… Một điều cần lưu ý, mẹ nên vệ sinh đầu vú thường xuyên để tránh nhiễm trùng.

Với những trường hợp không có sữa, mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc…

Chế độ ăn

Tùy theo tình hình sức khỏe, bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2 - 4 giờ sinh thường, các món ăn, cần nấu chín và nóng, tập trung là thịt, trứng với số lượng nhiều hơn bữa ăn hàng ngày, thức ăn đi kèm là rau luộc chín và canh nấu chín có hầm giò heo hoặc thịt bò, thịt gà. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây tươi chín như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… có thể kèm các loại chè đậu nấu, ăn nóng.…


Ngoài ra, sản phụ cũng cần uống nhiều nước, từ 2- 4 lít/ ngày, đồng thời tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ tránh táo bón cho cả mẹ và bé. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, ăn thực phẩm đông lạnh và các thực phẩm có tính hàn…

Chăm sóc sức khỏe

Nên đọc

Sau khi sinh mẹ có thể tắm gội bình thường bằng nước ấm để giữ vệ sinh, tránh gây viêm nhiễm da hoặc các bộ phận khác.

Hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, trung bình thấm 4 - 5 băng vệ sinh, bà mẹ cần thay băng vệ sinh ngay sau khi băng đã thấm sản dịch, không nên băng vệ sinh quá 6 giờ vì điều đó có thể gây chậm liền vết may tầng sinh môn, có thể có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, cũng nên tăng cường vận động nhẹ, tránh nằm một chỗ nhiều, cho con bú thường xuyên… sẽ giúp dạ con nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.

Thùy Linh (t/h)

Nhi Cao - phòng khám dành cho trẻ em có 10 năm kinh nghiệm, với đội ngũ BS, chuyên gia nhi khoa giỏi và nhiệt huyết. Xin gọi 0923 55 9999 hoặc đến 32 Nguyễn Khang, Cầu Giấy để được tiếp đón.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]