Cách hạn chế nhiệt miệng trong mùa nóng

Tôi hay bị nhiệt ở miệng và lưỡi. Xin cho biết liệu tôi có thể bị ung thư không? Cần làm gì để hạn chế căn bệnh này?

15.5911

Tôi hay bị nhiệt ở miệng và lưỡi, vết nhiệt đầu tiên có màu đỏ sau chuyển sang màu trắng, kéo dài trên 2 tuần mới khỏi. Xin cho biết liệu tôi có thể bị ung thư không? Cần làm gì để hạn chế căn bệnh này.

(Mai Thị Hà, Quảng Ninh)

Chào Hà,

Tổn thương ở niêm mạc miệng có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng…; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm khuẩn…

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng, đỏ, đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp-xe ở dạng nông như áp - xe dưới lưỡi, dưới niêm mạc miệng; nhẹ hơn là những vết loét dưới lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống khó khăn; khi chuyển sang màu trắng và đỡ đau là lúc bệnh bắt đầu giảm.

Thông thường khi bị viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc, vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối nhạt, tăng cường sức đề kháng, bổ sung sinh tố nhóm B, tránh ăn quá nhiều đồ cay, nóng, bia rượu là bệnh có thể khỏi trong vòng 10 ngày.

Trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi có kèm theo các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, gầy (sút cân), biếng ăn có những biến chứng tại chỗ như: sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu hay có dấu hiệu của nhiễm trùng nặng như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì cần đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định số lượng và vị trí, kích thước, mật độ màu màu sắc bờ của tổn thương liên quan đến tổ chức ở dưới, tính chất xuất tiết của tổn thương, cần thiết sẽ được chỉ định sinh thiết làm xét nghiệm tế bào học để chẩn đoán.

AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Minh - Sức khỏe & Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]