Cách hay "tẩy chay" liên cầu lợn

Vài ngày trước từng tiếp xúc với lợn hoặc những sản phẩm từ lợn, giờ lại sốt cao kèm theo những mảng xuất huyết dưới da, có nguy cơ bạn bị nhiễm liên cầu lợn.

0

Không phải loại vi khuẩn xa lạ, chưa bao giờ lây lan mạnh nhưng liên cầu khuẩn lợn thỉnh thoảng lại gây ra những cái chết đáng tiếc cho nhiều người.

Lây qua món ăn chết người

Virus gây bệnh tai xanh ở lợn không lây lan và gây nguy hiểm cho người. Tuy nhiên, khi lợn mắc bệnh, virus này làm suy giảm miễn dịch của lợn, tạo điều kiện cho vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn) thường tồn tại ở lợn tấn công và gây bệnh cho lợn. Streptococcus suis mới là thủ phạm chính lây và gây bệnh liên cầu lợn cho người. Chúng vốn có “hộ khẩu thường trú” ở đường hô hấp, cuống họng, đường tiêu hóa… của lợn.

Bình thường, chúng không gây bệnh hoặc chỉ gây một số bệnh viêm nhiễm nhẹ. Khi sức đề kháng của lợn suy giảm, chúng sẽ phát triển nhanh, xâm nhập và gây bệnh liên cầu khuẩn ở lợn và có khả năng lây sang người, gây nguy hiểm.

Khi lợn bị bệnh nhiễm liên cầu khuẩn, các cơ quan nội tạng đều bị vi khuẩn tấn công: phổi bị viêm, máu bị nhiễm trùng, thịt, xương đều nhiễm vi khuẩn. Tuy vậy, không nhất thiết cứ lợn bệnh mới có khả năng gây bệnh cho người. Một báo cáo gần đây ở Việt Nam cho thấy có đến 40% số lợn trong lò mổ đều mang vi khuẩn liên cầu lợn ở vùng hầu họng.

Theo báo cáo của BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, trung bình mỗi năm có khoảng 50 ca nhập viện điều trị bệnh xuất hiện quanh năm. Trong khi đó, miền Trung và miền Bắc, số ca bệnh có thể cao hơn, khoảng 100 ca/năm và bệnh có khuynh hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè oi bức. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người lớn, chưa ghi nhận ca bệnh ở trẻ em tại Việt Nam.

Người có thể bị nhiễm bệnh thông qua ăn uống, đi qua vùng có lợn bệnh (vi khuẩn có mặt trong không khí khi lợn hắt hơi), tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh khi có vết thương hở. Những người nuôi, giết, vận chuyển, buôn bán thịt lợn, ăn tiết canh, lòng lợn… có khả năng lây bệnh rất cao.

 
Ăn những món ăn còn sống, tái như tiết canh, dồi trường, lòng lợn... có thể mắc bệnh liên cầu lợn

Những con đường lây lan

Tiếp xúc trực tiếp với lợn: Người tiếp xúc trực tiếp máu, dịch tiết, cơ quan nội tạng, thịt, phân lợn có thể bị nhiễm bệnh thông qua những vết thương hở, xước ở da. Trong phân lợn, vi khuẩn có thể tồn tại trong 8 ngày.

Lây nhiễm bệnh qua đường ăn uống: Vi khuẩn liên cầu lợn có khả năng sống được 10 phút ở 60oC. Khi ăn những món ăn chế biến từ lợn còn sống, tái như tiết canh, dồi trường, lòng lợn… là chúng ta đưa trực tiếp liên cầu khuẩn vào cơ thể mình. Phần lớn, để có món lòng lợn giòn và ngon, nhiều người không luộc kỹ. Có đến 30% ca mắc bệnh liên cầu lợn là những người thường xuyên ăn tiết canh lợn hoặc các món liên quan tới lòng lợn.

Không rõ nguyên nhân: Khoảng 30% bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn từ những nguồn gây bệnh khác như chó, mèo, chim, cũng có thể bị nhiễm bệnh. Ruồi cũng có thể là tác nhân phát tán mầm bệnh rất khó kiểm soát.

Diễn biến đột ngột, dễ gây tử vong

Trong vòng 12-24 giờ, liên cầu lợn đã có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh thường có diễn biến đột ngột nếu không chữa kịp thời và đúng cách. Khi bị lây nhiễm, bệnh nhân có thể bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết cấp tính hoặc cả 2 thể trên.

Bệnh nhân có biểu hiện như bị sốt cao nhưng lại thấy chân tay lạnh run, đau đầu, nôn ói, cứng cổ, đầu óc mụ mị và rơi vào hôn mê. Bên cạnh đó, trên cơ thể người bệnh có thể xuất hiện những mảng xuất huyết màu tím thẫm, từng mảng lớn hoặc lốm đốm… Bệnh có thể diễn tiến nặng đưa đến suy nội tạng, suy hô hấp, trụy mạch, hoại tử ngón tay, ngón chân, chảy máu trầm trọng…

Điều trị khó khăn, tốn kém

Triệu chứng của người mắc liên cầu lợn rất dễ nhầm với vài bệnh khác. Việc xác định người bị nhiễm vi khuẩn thường được thực hiện bằng các phương pháp xét nghiệm vi sinh như cấy máu, cấy dịch não tủy. Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ có sau 48-72 giờ.

Việc điều trị cũng khá tốn kém. Bệnh nhân cần được chăm sóc hồi sức tích cực, chích thuốc kháng sinh… Chi phí điều trị của một trường hợp không có biến chứng trung bình khoảng 10 triệu đồng. Đối với những trường hợp bệnh nặng, có nhiễm trùng, suy gan, thận… phải tốn kém gấp nhiều lần khoản tiền trên, xác suất chữa khỏi chỉ khoảng 50%.

Một di chứng nữa thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn là rối loạn thính lực ở nhiều mức độ, từ ù tai cho đến điếc hoàn toàn.

Liên cầu lợn dễ bị tiêu diệt

Tuy nguy hiểm nhưng vi khuẩn liên cầu lợn lại dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao hay thuốc sát trùng thông thường. Vì vậy, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất dành cho bà nội trợ, người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với lợn và cơ quan nội tạng lợn là mang găng tay, nhất là khi trên da có các vết trầy xước hoặc vết thương hở.

Những ca bệnh xuất hiện dồn dập gần đây đa số có tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh hoặc liên quan tới việc ăn các món chưa được chế biến kỹ từ heo như tiết canh, nem chua, nem chạo…

AloBacsi.vn
 Theo BS. Hồ Đặng Trung Nghĩa - Đẹp online

 

Tin liên quan

    , , ,

Có thể bạn quan tâm

Tin mới

  • (19/08)
  • (14/06)
  • (12/06)
  • (19/05)
  • (19/05)
  • (05/05)
  • (04/05)
  • (03/05)
  • (27/04)
  • (27/04)

Tin khác

  • (31/10)
  • (29/10)
  • (25/10)
  • (24/10)
  • (24/10)
  • (22/10)
  • (21/10)
  • (19/10)
  • (16/10)
  • (16/10)

Đọc nhiều nhất

Khám bệnh online

 
 
 

Đọc nhiều nhất
  • Chủ nhật, 24/09/2017 06:18

  • Thứ bảy, 23/09/2017 06:20

  • Thứ sáu, 22/09/2017 22:27

  • Thứ sáu, 22/09/2017 21:58

  • Thứ sáu, 22/09/2017 21:31

  • Thứ sáu, 22/09/2017 07:15

Gửi câu hỏi Xem thêm

Tìm câu hỏi theo chủ đề

Tìm kiếm

Bệnh di truyền Bệnh tình dục Bệnh theo mùa Bệnh truyền nhiễm Bệnh tuổi Teen Bệnh văn phòng Cấy ghép tạng Chuyên đề Cơ - Xương - Khớp Hô hấp Huyết học Lá lách Mắt Ngoại khoa Răng - Hàm - Mặt Sinh sản - Nam Sinh sản - Nữ Sơ cấp cứu Tâm lý Tai - Mũi - Họng Thận - Tiết niệu Tụy

Video

 

Xem thêm

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]