Cách khắc phục nhược điểm của thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được khám phá trong thập niên 1950, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, trở thành một trong những loại thuốc phổ biến nhất.

0

Bệnh trầm cảm

Theo Wikipedia, hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc với các biểu hiện phổ biến như:

- Không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu...

- Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.

- Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.

- Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì.

- Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.

- Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực.

Thuốc điều trị trầm cảm và cách khắc phục nhược điểm của thuốc

Sức khỏe và Đời sống cho biết, thuốc chống trầm cảm (antidepressant) được khám phá trong thập niên 1950 và qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, trở thành một trong những loại thuốc thông dụng nhất hiện nay:

+ Stablon (tianeptin):

Đây là thuốc chống trầm cảm tốt, dễ sử dụng do ít tác dụng phụ và dung nạp tốt nên có thể dùng rộng rãi cho nhiều đối tượng, kể cả người già.

Thuốc rất có hiệu quả cho các bệnh trầm cảm trong các bệnh lý thực thể như trầm cảm do tăng huyết áp, viêm đa khớp dạng thấp, loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, trầm cảm do rượu, ma túy...

Thuốc không độc với cơ tim, vì vậy dùng được cả cho người có bệnh lý tim mạch. Đôi khi thuốc gây ra đầy bụng, buồn nôn thoáng qua.

+ Fluoxetin (prozac, proctin):

Thuốc chỉ định rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân và không độc với cơ tim. Thuốc có hiệu quả chống trầm cảm, chữa các rối loạn ám ảnh rất tốt. Tuy nhiên, thuốc có một vài tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, vì vậy nên uống sau bữa ăn.

Các thuốc ức chế tiết axit ở dạ dày như cimetidin, omeprazol làm giảm tác dụng phụ trên hệ dạ dày - ruột của fluoxetin. Bên cạnh đó, fluoxetin có thể gây mất ngủ trong thời gian đầu dùng thuốc nên người ta khuyên dùng thuốc sau bữa ăn sáng.

Ở một số bệnh nhân, thuốc gây giảm khả năng tình dục (rối loạn cương dương ở đàn ông và giảm ham muốn ở phụ nữ).

Để khắc phục nhược điểm này, người ta khuyên dùng thuốc cùng ginko biloba. Trong tuần đầu dùng thuốc, có thể bệnh nhân xuất hiện lo âu, do đó, nên kết hợp với rivotril trong 1 tuần

+ Paroxetin (deroxat):

Thuốc có tác dụng tương đương với fluoxetin nhưng ít gây mất ngủ và lo âu, vì vậy, có thể uống thuốc vào buổi tối.

Gần đây, một số y văn cho rằng paroxetin có thể gây tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm trong tuần đầu dùng thuốc. Do đó, nên dùng paroxetin phối hợp với thuốc an thần (tisercin) hoặc thuốc bình thần (lexomil, rivotril) trong thời gian đầu.

+ Sertralin (zoloft, serenata)

Thuốc có tác dụng chống trầm cảm giống fluoxetin, tuy nhiên, ít ảnh hưởng trên hệ dạ dày - ruột, không gây tăng lo âu, không gây mất ngủ, vì thế, có thể uống 1 lần/ngày vào buổi tối.

Đây là thuốc có hiệu quả chữa trầm cảm, ám ảnh cao, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ, có thể dùng rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả người già và người bị bệnh tim mạch.

+ Mirtazapine (remeron)

Thuốc có đặc điểm chống trầm cảm tốt, an dịu mạnh, vì vậy, rất thích hợp với bệnh nhân trầm cảm có lo âu, mất ngủ. Ngoài ra, thuốc gây kích thích ăn ngon miệng, do đó, dùng tốt cho các bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, gầy sút và không thích hợp với người béo.

Thuốc gây ngủ nhiều nên cần thận trọng khi sử dụng với người phải lái xe hoặc làm việc với máy móc. Thuốc này còn một ưu điểm là không gây rối loạn chức năng tình dục, vì vậy, được lựa chọn thay thế các thuốc trên nếu bệnh nhân than phiền nhiều về giảm sút khả năng tình dục.

+Venafaxine (effexor)

Đây là thuốc chống trầm cảm có hiệu quả cao nhất nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ trên dạ dày - ruột (đầy bụng, nôn, buồn nôn). Nên uống thuốc sau bữa ăn và kết hợp với các thuốc ức chế tiết axit dạ dày hoặc benzodiazepin để hạn chế tác dụng phụ này.

+ Amitriptilin (elavil, laroxil):

Thuốc có tác dụng kháng cholin mạnh nên có nhiều tác dụng phụ (khô miệng, đắng miệng, độc với cơ tim, mệt mỏi...). Thuốc có tác dụng an dịu mạnh nên chữa lo âu rất tốt. Tuy thuốc rất rẻ, hiệu quả điều trị trầm cảm, lo âu tốt nhưng do có nhiều tác dụng phụ nên ngày nay ít được dùng.

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người ta khuyên nên dùng liều tăng dần và kết hợp với piracetam.

Thuốc tham khảo:

Điều trị:

- Các tổn thương sau chấn thương sọ não và phẫu thuật não: rối loạn tâm thần, tụ máu, liệt nửa người và thiếu máu cục bộ.
- Các rối loạn thần kinh trung ương: chóng mặt, nhức đầu, lo âu, sảng rượu, rối loạn ý thức.
- Suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ ở người già.

Thùy Linh

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]