Cách làm bánh đúc mặn kiểu miền Nam ăn với nước cốt dừa

Cảm giác giòn dai của bánh kết hợp cùng vị béo của nước cốt dừa thật khó quên...

15.6051

Bánh đúc là món ăn dân dã nổi tiếng khắp 3 miền Việt Nam. Ứng với từng địa phương lại có các biến thể khác nhau. Nếu như miền Bắc nổi tiếng với bánh đúc ăn kèm nước tương, vùng Trung bộ có món bánh đúc mỡ hành; thì người miền Nam, với tính cách phóng khoáng của mình, đã thêm vào nước cốt dừa cho món bánh này. Cảm giác giòn dai khi cắn vào bánh, kết hợp cùng vị béo của nước dừa, một chút thơm thoảng từ lá dứa đã tạo nên một món ngon thật sự khó quên.

Nguyên liệu: (cho 2 khẩu phần)
- 10g bột năng
- 100ml nước cốt dừa
- 20g tôm khô
- Hành lá, gừng, lá dứa, nước mắm, gia vị
Thực hiện:

Rửa sạch lá dứa, đun với nước sạch khoảng 15 phút.
Lược lấy 200ml nước lá dứa vừa đun sôi.
Trộn bột năng, bột gạo và 50ml nước cốt dừa với nhau.
Cho hỗn hợp bột vào cùng với nước lá dứa, đun nhẹ, khuấy đều đến khi bột tróc nồi.
Đổ bột vào khuôn, đem giữ lạnh.
Giã/xay nhuyễn tôm khô.
Cho tôm khô cùng một ít dầu ăn vào chảo, tao đều đến khi tôm tơi thì tắt bếp, đổ ra chén.
Cắt nhỏ hành lá, cho vào chảo cùng một ít dầu ăn nóng, đảo nhanh rồi tắt bếp để làm mỡ hành.
Băm nhuyễn gừng, thái nhỏ ớt đỏ, pha cùng 30ml nước mắm, 40ml nước sạch, 30g đường để làm nước chấm.
Lấy bánh đúc ra khỏi khuôn, cắt miếng vừa ăn. Dọn bánh đúc ăn kèm tôm khô, mỡ hành, nước chấm và nước cốt dừa.
Lưu ý:
- Nếu muốn bánh đúc có màu xanh, có thể xay nhuyễn lá dứa ra pha cùng với bột
- Bánh đúc được bảo quản trong tủ lạnh sẽ có độ dòn và chắc hơn khi để bên ngoài

Võ Mạnh Lân
(thực hiện)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]