Cách làm cho điện thoại Android nhanh hơn

Nói một cách không ngoa có thể coi mỗi chiếc điện thoại Android thời nay như một máy tính cá nhân mạnh mẽ. Nhưng cũng giống như bất kỳ một chiếc máy tính nào khác, chúng chỉ hoạt động được hoàn hảo khi có sự chăm sóc và giữ gìn cẩn thận của chủ.

0

Nếu như bạn đã từng sở hữu một chiếc điện thoại Android, bạn sẽ dễ dàng nhận ra chúng dần trở nên chậm chạp hơn sau vài tháng sử dụng, không còn nhanh nhạy như lúc mới mua ban đầu nữa. Có rất nhiều lý do cho hiện tượng trên và bài viết này sẽ đưa ra một vài giải pháp nhằm giúp bạn có thể tối ưu cách sử dụng “chú dế cưng” của mình. Mặc dù bạn có thể chỉ cần thực hiện chức năng reset của máy và không cần phải để ý tới bài viết này nữa, nhưng bạn sẽ bị mất toàn bộ dữ liệu hay phải bỏ thêm thời gian cài đặt lại cho máy. Vì thế, nếu không muốn, hãy thực hiện tuần tự những bước sau đây của chúng tôi:

  • 1

    Xóa bộ nhớ đệm

     
    Bạn có bao giờ “phát bực” khi một ứng dụng nào đó bị “crash” liên tục? Thay vì vội vàng remove khỏi máy hay cài đặt lại từ đầu, hãy thử xóa bộ nhớ đệm của chúng xem. Thao tác này giúp bạn giải quyết được hầu hết những vấn đề mà một ứng dụng phức tạp hay gặp phải mà không tạo ra một vấn đề nào khác, chẳng hạn như phải bắt buộc tắt ứng dụng. Đầu tiên hãy vào mục Setting rồi chọn Applications. Tiếp tục chọn Manage Applications rồi chọn tên ứng dụng mà bạn đang muốn “xử lý”. Đừng quá lo lắng, tất cả dữ liệu và cài đặt của máy vẫn còn nguyên vẹn, bạn chỉ vừa mới xóa bỏ đi những file tạm thời lưu trong máy mà gây nên lỗi cho ứng dụng mà thôi.
  • 2

    Gỡ bỏ ứng dụng không cần thiết

    Dù biết rằng apps là những tiện ích cho smartphone nhưng không có nghĩa là tất cả chúng đều giúp ích cho công việc của bạn. Đó là chưa kể tới những apps bị lỗi trong lúc coder làm việc sẽ gây “xáo trộn” nghiêm trọng môi trường bên trong của máy. Một vài lỗi phổ biến đối với trường hợp này đó là bị mất một số file quan trọng trong HĐH hay làm hỏng thanh notification bar của máy.

    Bên cạnh đó, có thể apps không gây hại cho HĐH nhưng lại có những “tác dụng phụ” khác. Điển hình như với ứng dụng Facebook: Chạy tự động kèm theo với GPS, trong trường hợp bạn muốn cập nhật vị trí của mình trên status. Điều này là hoàn toàn bình thường nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu như bạn quên tắt định vị GPS sau khi sử dụng ứng dụng này, đừng thắc mắc nếu như một lúc sau bạn thấy máy thông báo pin đã cạn. Đôi khi dù muốn hay không, những ứng dụng “thừa thãi” vẫn ngốn không ít pin từ chiếc smartphone của bạn. Và thật không may, kể cả những ứng dụng giúp bạn tối ưu hóa hệ thống cũng chẳng giúp ích gì được trong trường hợp này. Cách tốt nhất là mở kho ứng dụng của bạn ra và thẳng tay xóa bỏ những gì bạn không cần tới, vừa tăng hiệu năng lại giúp tiết kiệm bộ nhớ trong của máy.
  • 3

    “Dọn dẹp” thẻ nhớ ngoài

    Dọn dẹp thẻ nhớ gắn ngoài sẽ không làm ảnh hưởng tới hoạt động của máy, đồng thời giúp bạn loại bỏ đi những file vô ích vẫn tồn tại trong máy. Để tìm ra những file lớn nhất trên thẻ, hãy sử dụng DiskUsage. App này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn tìm ra những file lớn nhất trong máy, tuy nhiên bạn vẫn cần tới sự hỗ trợ của máy tính để xóa bỏ file đó đi.

    Bất cứ khi nào bạn gỡ bỏ một ứng dụng, hãy sử dụng tới app này bởi rất có thể, những ứng dụng tuy đã được gỡ bỏ vẫn sẽ để lại những folder trong máy. Đối với những máy đã được root, hãy sử dụng SD Maid để tự động xóa hết những file rác đó đi. Ứng dụng này không chỉ giúp bạn xóa bỏ đi những bloatware đã được cài tự động trên máy của bạn mà còn có thế giúp bạn tránh được những yêu cầu update liên tục của các app nổi tiếng.
  • 4

    Root

    Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định root máy hay không nhé.

     Nếu như bạn không ngại việc mất hiêu lực bảo hành, root có thể thổi một luồng sinh khí mới vào chiếc điện thoại android cũ kỹ của bạn. Các cách để root điện thoại Android bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn. Bạn có thể xóa bỏ bất kỳ file bloatware nào trong máy, cài đặt những ứng dụng hấp dẫn chỉ dành cho máy đã được root hay thậm chí nâng cấp ROM để mang lại phong cách mới mẻ cho Android.
    Một lợi ích khác của root đó là bạn không còn phải phụ thuộc vào nhà mạng để update Android nữa. Root không có nghĩa là an toàn tuyệt đối, một sai lầm nghiêm trong sẽ có thể khiến chiếc smartphone đắt tiền của bạn thành vô dụng. Nhưng tỷ lệ này là khá hiếm và những lợi ích to lớn mà root mang lại cho Android xứng đáng để bạn chịu một chút rủi ro. Hiển nhiên là các hãng điện thoại không khuyến khích việc root máy, vì thế hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định bạn nhé.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]