Cách nấu cháo cho bé ăn dặm theo từng độ tuổi

Cháo là món ăn phổ biến nhất trong giai đoạn ăn dặm. Khi mẹ chú ý cách nấu cháo ăn dặm cho bé sẽ giúp tạo ra những hương vị thơm ngon, đồng thời mang đến cho bé yêu những thực đơn giàu dinh dưỡng.

15.5893

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé là một chủ đề luôn “sốt sình sịch”. Làm sao để có được món cháo hấp dẫn nhưng vẫn theo đúng chuẩn dinh dưỡng cần thiết cho bé? Mẹ sẽ cần chú ý đến 4 điều quan trọng khi chế biến thực phẩm ăn dặm: Tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, nguyên liệu như thế nào, cách nêm nếm và cách bảo quản ra sao.

1. Tỷ lệ gạo – nước

Tỷ lệ gạo và nước sẽ tạo ra cháo loãng hay đặc. Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, bé thường được làm quen với cháo loãng hoặc bột trước, sau đó mẹ tăng dần độ sánh đặc, lợn cợn của cháo và thức ăn đi kèm để vừa luyện cho con nhai thực phẩm, vừa giúp kích thích men tiêu hóa được tiết ra nhiều hơn và thúc đẩy hoạt động của dạ dày.

Tỷ lệ gạo – nước là bước cơ bản để mẹ có được cách nấu cháo cho bé ăn dặm hợp lý nhất. Mẹ có thể tham khảo cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật để đong đếm lượng gạo và nước thích hợp cho từng giai đoạn ăn dặm của con. Mẹ cũng có thể dựa theo bảng dưới đây nhưng nên chú ý đến khả năng nhai, nuốt của bé. Nếu bé đã sẵn sàng để ăn cháo đặc hơn thì không cần thiết phải giữ tỷ lệ gạo-nước như trong bảng.

Giai đoạn ăn dặm Tỷ lệ gạo:nước Lượng gạo (g)* Lượng nước (ml)
Bé 6-7 tháng tuổi 1:12 20 250
1:10 20 200
Bé 8-11 tháng tuổi 1:8 30 250
1:6 40 250

Chú ý: Khi mẹ đong gạo bằng muỗng canh thì có thể quy 1 muỗng gạo = 5g.

Nếu mẹ không nấu cháo cho bé mỗi ngày mà nấu sẵn cháo để trữ đông và mỗi ngày lấy ra một lượng nhất định để chế biến cháo ăn dặm cho bé thì nên nấu theo tỷ lệ gạo:nước là 1:5. Khi rã đông cháo, mẹ thường sẽ cho thêm các thực phẩm khác và nước vào nên nếu ban đầu nấu quá nhiều nước sẽ làm cháo bị loãng.

2. Nguyên liệu nấu cháo cho bé

Khi đã nắm được tỷ lệ gạo và nước, mẹ không thể bỏ qua bước tiếp theo là chọn nguyên liệu thích hợp để nấu cháo ăn dặm cho bé cưng. Nguyên liệu không chỉ quyết định độ thơm ngon của món ăn mà còn đảm bảo được nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé trong năm đầu đời. Cụ thể:

Giai đoạn 4-6 tháng

Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm là thực vật, bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa.

Mẹ nên chọn: Các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân; Các loại củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…

Mẹ nên hạn chế: Các loại rau, củ có thể gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp. Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng cách: Chỉ nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ mắt, nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở… thì nên loại bỏ loại thực phẩm này khỏi danh sách nguyên liệu nấu ăn cho bé.

Món cháo rau củ là thích hợp nhất cho bước khởi đầu ăn dặm

Giai đoạn 7-12 tháng

Mẹ có thể giới thiệu đến bé rất nhiều nguyên liệu từ động vật như thịt, cá, trứng, tôm, gà…

Mẹ nên chọn: Thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Không nên ăn cá quá 3 lần/ tuần. Nếu bé hay dị ứng thì không nên ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/ phần ăn.

Mẹ nên hạn chế: Các loại hải sản có vỏ cứng như trai, sò, hào… chưa thích hợp với bé trong giai đoạn này vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng.

Lưu ý về các loại thực phẩm ăn dặm theo độ tuổi của bé Bé không thể ăn hết tất cả các nhóm thực phẩm ăn dặm khi mới bắt đầu làm quen với các loại thức ăn. Mẹ đã biết các độ tuổi thích hợp để giới thiệu các loại thực phẩm khác nhau cho bé chưa?

3. Nêm nếm cháo cho bé

Việc nêm nếm gia vị khi con ăn dặm rất cần được chú ý, bởi nếu mẹ nêm nếm gia vị từ quá sớm thì con sẽ bị lệ thuộc vào hương vị của các loại gia vị này và trở nên kén ăn hơn. Ngoài ra, nêm quá nhiều muối, đường trước khi bé được 12 tháng có thể ảnh hưởng không tốt đến thận của con. Ngược lại, duy trì chế độ ăn quá nhạt trong thời gian dài cũng tạo ra những hệ quả khó lường đến sức khỏe của bé.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lý tưởng nhất là nên hạn chế sử dụng muối hay đường trong đồ ăn của bé. Nếu muốn thức ăn thơm ngon và bớt đơn điệu, mẹ nên dùng các nguyên liệu là rau củ có vị ngon tự nhiên như cà rốt, tôm, cua, củ cải…

Rau củ, thịt cá và các loại ngũ cốc nguyên hạt đều có vị ngọt tự nhiên nên mẹ không nhất thiết phải nêm thêm gia vị

4. Các bước bảo quản

Trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ ngày cuối tuần để mua các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá. Lượng thức ăn nên vừa phải để dùng hết trong 1 tuần, tránh để lâu mất chất dinh dưỡng.

Mẹ nên đong đếm lượng nguyên liệu sao cho vừa trong 1 phần ăn của bé, tránh để thức ăn dư thừa. Nếu nấu một lượng cháo nhiều để ăn 3 bữa trong ngày, mẹ nên hâm lại trước mỗi lần cho bé ăn.

Bảo quản thức ăn của bé: Chuyện không đơn giản! Vẫn muốn tự tay nấu cho con một bữa ăn chất lượng nhưng lại không có nhiều thời gian, mẹ thường sử dụng thực phẩm đông lạnh hoặc chế biến thức ăn dặm cho bé 1 tuần/ lần và trữ đông trong tủ. Để đảm bảo chất lượng và mùi vị của thực phẩm sau khi rã đông, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không hề cầu kỳ như nhiều mẹ vẫn nghĩ mà thậm chí còn có phần “tiện lợi” vì không phải nêm nếm và có thể chuẩn bị sẵn tất tần tật và chỉ cần cho vào lò vi sóng để hâm lại khi cần thiết. Mẹ ơi, thỏa sức sáng tạo những món cháo ngon cho cục cưng nhé!

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]