Cách nhận biết bệnh phổi kẽ

Bệnh phổi kẽ gây tổn thương ở mô phổi, dẫn đến khó thở và thiếu ôxy. Tổn thương tiến triển dần dần, khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: tiếp xúc lâu dài với độc tố, hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo, bụi ngũ cốc, mía đường, bụi từ phân chim, động vật, nấm mốc, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm...

15.5865

Bệnh phổi kẽ gây tổn thương ở mô phổi, dẫn đến khó thở và thiếu ôxy. Tổn thương tiến triển dần dần, khi phổi đã bị sẹo thường không thể hồi phục. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: tiếp xúc lâu dài với độc tố, hít phải bụi silic, sợi amiăng, bụi kim loại, khói, hóa chất, xăng dầu, amoniac, khí clo, bụi ngũ cốc, mía đường, bụi từ phân chim, động vật, nấm mốc, nhiễm virut, vi khuẩn, nấm...

Triệu chứng bệnh gồm: khó thở, nhất là trong hoặc sau khi lao động hay hoạt động thể lực vừa và nặng, ho khan, đau ngực, móng tay có thể có đường cong trên các đỉnh. Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính thấy hình ảnh tổn thương của phổi. Xét nghiệm chức năng phổi (PFTs); nội soi phế quản... giúp chẩn đoán bệnh.

Bệnh gây các biến chứng: thiếu ôxy trong máu, tăng huyết áp ở mạch máu phổi do mô sẹo cản trở lưu thông của các mao mạch trong phổi gây nguy hiểm tính mạng bệnh nhân, suy tim phải, suy hô hấp...Điều trị cần kết hợp các loại thuốc: corticosteroid, azathioprine, acetylcystein có tác dụng chống ôxy hóa, làm giảm tổn thương sẹo hóa phế nang... Phục hồi chức năng phổi chủ yếu là biện pháp tập thể dục, ăn uống đủ chất.

Các biện pháp phòng bệnh: bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào; dùng quần áo bảo hộ lao động trong các nghề phải tiếp xúc với các chất ô nhiễm; điều trị triệt để các bệnh nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng...

ThS. Nguyễn Xuân Lục

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]