Cách nhận biết thịt bò giả

Chuyện “thịt trâu hóa bò” đã trở thành chuyện cũ. Gần đây, nhiều người tiêu dùng (NTD) còn phát hiện thịt bò được “phù phép” từ thịt lợn. Tuy không nguy hại đến sức khỏe, nhưng việc mất tiền oan khiến nhiều người bức xúc a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

0

Việc phân biệt thịt lợn, thịt trâu giả bò không dễ. Tuy nhiên, nếu tinh ý, NTD vẫn có thể phát hiện được. Hãy dựa vào những lời khuyên dưới đây nhé:

  • 1

    Trước hết thớ thịt bò dài nhưng bé, còn thịt lợn thớ to và ngắn hơn.

  • 2

    Về màu sắc, thịt bò thật đỏ au, thịt lợn có màu hồng nhạt hơn, phần mỡ thịt bò có màu vàng nhạt, còn mỡ thịt lợn có màu trắng. Nếu dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu là thịt lợn, cảm giác hơi mềm, còn ấn vào thịt bò sẽ thấy thịt rất mềm, cảm giác như thịt dính theo tay. Thịt bò cũng “nặng mùi” hơn thịt lợn, nếu sờ tay vào rồi ngửi sẽ cảm thấy mùi tanh.

  • 3

    Ngoài ra, thịt bò được làm từ thịt lợn thường phải nhuộm bằng phẩm màu cho có màu đỏ thẫm nên nếu NTD miết tay vào miếng thịt mà thấy có màu đỏ “lạ” ở tay thì chắc chắn thịt đã bị nhuộm hóa chất. Để mua được thịt bò ngon, nên chọn miếng thịt có màu đỏ đặc trưng, độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt mịn, khô chứ không nên chọn miếng thịt không tươi màu, hơi tái và nhợt nhạt.

  • 4

    Thịt bò cũng thường được làm giả từ thịt trâu. Nếu quan sát kỹ, người mua cũng không khó phân biệt vì thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng, thớ thịt trâu rất to, thô hơn nhiều so với thịt bò.

  • 5

    Theo một người bán thịt lợn cho biết thì thịt bò “giả” thường bị nhuộm bằng phẩm màu “hoa hiên” và chất phụ gia maltol - một chất tạo màu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm để “lấy màu” cho thịt.

     
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]