Cách nhận biết thịt heo lở mồm long móng

Thịt heo mắc bệnh lở mồm long móng thường có hiện tượng trơn láng, nhão và rỉ nhớt. Trường hợp heo bị bệnh chết trước khi giết mổ, mỡ sẽ có màu hồng đỏ, thịt bị đổ nhớt, tái nhợt, da bị tụ máu bầm...

15.5911
Thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết dù ở VN chưa ghi nhận trường hợp nào người bị lây bệnh lở mồm long móng (LMLM) từ gia súc (heo, trâu, bò) mắc bệnh. Tuy nhiên khả năng lây bệnh sang người là có. Tình trạng dịch bệnh đang ngày càng lan rộng trong khi TPHCM lại là vùng trũng tiêu thụ thịt gia súc từ các địa phương đưa về khiến không ít người tiêu dùng lo ngại né tránh thịt heo. Nhiều người tiêu dùng đặt vấn đề: Có cách nào để phân biệt, tránh mua nhầm thịt heo bệnh? Chú ý phần thịt ở đùi, bẹn, nách... Theo các nhà chuyên môn, việc phân biệt thịt gia súc bị bệnh LMLM và thịt không bị bệnh là rất khó, nhất là khi người ta đã cắt bỏ phần đầu, chân... của gia súc bị bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để phòng xa. Bác sĩ Tôn Thất Phước, Trưởng Trạm Phòng chống dịch & Kiểm dịch Động vật thuộc Chi cục Thú y TPHCM, cho biết gia súc mắc bệnh LMLM có thời kỳ ủ bệnh từ 2- 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Trong 2 – 3 ngày đầu khi mắc bệnh, gia súc sẽ có triệu chứng sốt cao (40oC), kèm theo kén ăn hoặc bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước bọt. Nổi mụn nước trong miệng, lưỡi, chót mũi, mõm, vú, viền móng chân, kẽ móng chân... Sau 24 giờ những mụn nước này sẽ vỡ ra tạo thành vết lở loét gây chảy máu... Đối với heo con, bò con còn có thêm triệu chứng cơ tim bị nhão, không có độ cứng như gia súc khỏe mạnh. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Trưởng Trạm Kiểm soát giết mổ Vissan (trực thuộc Chi cục Thú y TPHCM), người tiêu dùng nếu quan sát kỹ vẫn có thể phân biệt được. Thịt gia súc không bị bệnh thường có màu đỏ hồng tự nhiên, thớ thịt cắt ngang săn chắc, rít mịn, không rỉ nhớt; mỡ có màu trắng phau hoặc trắng sáng. Heo mắc bệnh LMLM thịt thường có hiện tượng trơn láng, nhão và rỉ nhớt. Heo mắc bệnh này do có sốt cao đến 40oC khiến các tia máu trong mỡ không ổn định, mở ngả màu hơi đỏ. Đặc biệt là ở các vùng họng, đùi, bẹn, nách là những nơi có hạch bị xung huyết, tụ huyết màu đỏ (heo khỏe mạnh có hạch màu trắng hồng). Nội tạng heo bị bệnh có màu sắc khác thường (màu sậm đỏ do tụ huyết, xuất huyết, các hạch ở ruột, phổi cũng bị tụ huyết, xuất huyết). Đề phòng thịt heo chết

Nhiều cán bộ thú y cũng cho biết tình hình dịch bệnh LMLM đang diễn biến rất phức tạp, lây lan mạnh do nhiều địa phương chưa thực hiện tốt công tác tiêm phòng. Các tỉnh miền Tây chưa tiêm phòng được bao nhiêu, miền Đông Nam Bộ cũng chỉ đạt 43% đối với heo và 51% đối với trâu, bò. Vì vậy nguy cơ gia súc bệnh được giết mổ lậu rồi tuồn vào TPHCM tiêu thụ là rất lớn. Để phòng xa, tốt nhất người tiêu dùng nên mua thịt ở các quầy sạp đã được thú y kiểm dịch, không nên mua thịt giá rẻ, bán dạo. Không mua loại thịt có những biểu hiện bất thường về mùi, màu sắc... Trường hợp heo bị bệnh chết trước khi giết mổ, càng dễ phân biệt hơn như mỡ có màu hồng đỏ, thịt bị đổ nhớt, cơ có màu đỏ bầm khác thường, tái nhợt và da bị tụ máu bầm...

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]