Cách nhận biết và phòng chống sốt xuất huyết

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh được giới chuyên môn đưa ra.

15.5762

Đến nay dịch số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đã tương đối cao và có nguy cơ còn gia tăng trong những ngày tới. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh được giới chuyên môn đưa ra.
 
Tiến sỹ Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, chán an, buồn nôn, đau đầu dữ dội, đau nhức cơ, khớp kéo dài vài ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn. Sốt có thể đi kèm với phát ban, uể oải kéo dài trong nhiều lần, triệu chứng thường xuyên xuất hiện là xuất huyết dưới da.

Ảnh minh họa.

Còn Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, thời điểm bắt đầu mùa mưa (tháng Năm) bệnh sốt xuất huyết thường vào mùa với số trường hợp mắc bệnh tăng nhanh.

Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc và vắcxin điều trị đặc hiệu, trong khi đó bệnh có thể tấn công tất cả mọi người (từ trẻ em đến người lớn). Đặc biệt, virus do muỗi truyền gây bên bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Do vậy, bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy, những người sống trong vùng dịch có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Hiện nhiều nơi người dân có tập quán trữ nước gây nguy cơ xảy dịch là rất lớn. Để phòng bệnh, phó giáo sư Nga khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống như diệt bọ gậy lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong. Khi bị sốt người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]