Cách nhận biết và phòng viêm xoang cho trẻ mùa lạnh

Thời tiết đang bắt đầu lập đông, khí hậu lúc hanh khô, lúc ẩm ướt rất dễ khiến nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó có bệnh viêm xoang.

15.6168

Theo Ths. Bs. Nguyễn Thu Hương, Khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh viêm xoang thường hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt lúc giao mùa, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Hiện có tương đối nhiều trẻ em bị viêm xoang, được coi là một biến chứng của viêm đường hô hấp trên.

Ảnh minh họa

Thời tiết thay đổi là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm xoang. Ngoài ra còn có những nguyên nhân gây bệnh như: do sự suy giảm miễn dịch ở trẻ, do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn chức năng vận chuyển long nhầy, những bất thường về cấu trúc giải phẫu (VA, dị tật mũi)… Những nguyên nhân trên kéo dài đều có thể dẫn đến tình trạng sung huyết niêm mạc mũi dẫn đến ứ động dịch và làm tắc khiến bị viêm mũi xoang.

Viêm xoang được chia làm 2 loại: viêm xoang cấp và mãn tính tùy vào thời gian bệnh. Viêm xoang cấp thường chỉ kéo dài dưới 3 tháng hoặc tái phát dưới 4 đợt/năm. Viêm xoan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc xoang trên 3 tháng và điều trị nội khoa không đạt được kết quả như mong muốn hoặc có những đợt tái phát trên 6 lần/1 năm.

Những biểu hiện viêm xoang: trẻ có dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên với sốt, ho, chảy mũi kéo dài khoảng 5 - 7 ngày. Khi các triệu chứng trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo một số biểu hiện như: sốt cao, ho nhiều vào ban đêm, biến chứng viêm tai giữa cấp, đau đầu, đau nhức vùng mặt, chảy mũi mủ xanh hoặc vàng… thì có thể nghĩ đến viêm xoang cấp.

Dù bé bị viêm xoang cấp tính hay mãn tính cũng không nên tự dùng thuốc để chữa cho trẻ tại nhà. Theo ý kiến của bác sỹ biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng bệnh là dùng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi hàng ngày.
 
Theo VnExpress
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]