Cách nuôi Kỳ Đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Là một loài động vật hoang dã đã được thuần hóa, Kỳ Đà có sức đề kháng cao, dễ thích nghi với điều kiện môi trường sống và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

15.5701

Trong tự nhiên, Kỳ Đà là loài động vật quý hiếm đã được ghi danh vào sách đỏ, thường sống ẩn nấp trong những hang hốc, gốc cây mục, kẽ hở đất, đá… Sau khi được thuần hóa, chúng được đánh giá là loài vật nuôi kinh tế dễ nuôi với sức đề kháng cao, ít dịch bệnh mà hiệu quả thì hơn hẳn so với việc chăn nuôi nhiều loài động vật khác.

Cách nuôi Kỳ Đà chuẩn giúp bạn làm giàu nhanh chóng

Sau đây, Lamsao sẽ mách bạn cách nuôi Kỳ Đà chuẩn để gây dựng mô hình chăn nuôi và nhanh chóng làm giàu nhé.

  • 1

    Cách chọn giống

    Khi chọn giống Kỳ Đà để nuôi, bạn nên chọn những con to khỏe, ít nhất là có kích thước trung bình trở lên. Mặt khác, bạn cũng nên chọn cả Kỳ Đà đực và cái để chúng phối giống và sinh sản. Phân biệt con đực và con cái bằng cách quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt của từng con sau khi lật ngửa bụng của chúng lên.

    Chọn giống là những con kỳ đà to khỏe

    - Kỳ Đà đực thường có gốc đuôi to, lỗ huyệt lồi lên và khi dùng tay bấm vào gốc đuôi, bạn sẽ thấy một chiếc gai giao cấu có màu đỏ đậm lồi ra ở ngay chỗ lỗ huyệt.

    - Kỳ Đà cái thường có gốc đuôi thon nhỏ hơn, lỗ huyệt cũng lép chứ không lồi lên như Kỳ Đà đực và khi dùng tay bóp vào gốc đuôi, bạn sẽ không thấy có chiếc gai giao cấu nào lồi ra ở chỗ lỗ huyệt cả.

  • 2

    Khâu chuẩn bị chuồng trong cách nuôi Kỳ Đà

    Gần giống như chuồng nuôi cá sấu, bạn có thể chuẩn bị chuồng nuôi Kỳ Đà bằng xi măng hoặc lưới có kích thước chuẩn là rộng 2 – 3 m, dài 3 – 4 m và cao khoảng 2 – 3 m. Bên trong chuồng, bạn cần phải tô láng để tránh trường hợp Kỳ Đà bám trèo thoát ra ngoài, đồng thời thiết kế hang hốc hoặc đặt sẵn vài chiếc ống dài trên 4m có đường kính 0,1 – 0,2 m để Kỳ Đà nghỉ ngơi và trú ẩn như trong môi trường tự nhiên.

    Xây dựng chuồng nuôi kỳ đà bằng gạch và xi măng

    Ngoài ra, chuồng nuôi cần có cả hệ thống thoát nước để thường xuyên tắm cho Kỳ Đà và xịt rửa chuồng sạch sẽ. Nếu có điều kiện, bạn còn có thể trồng hoặc đặt một số loại cây cảnh bên trong chuồng để tạo quang cảnh tự nhiên và tạo nơi để Kỳ Đà tránh nắng nữa nhé.

  • 3

    Cách thả giống chuẩn

    Sau khi chọn được những con giống chuẩn và tạo dựng chuồng trại rồi, bạn tiến hành thả giống vào chuồng (chuồng làm bằng xi măng hoặc chuồng lưới). Mỗi chuồng, bạn có thể thả một cặp Kỳ Đà đực và cái, hoặc thả một con đực cùng với 3 con cái để chúng phối giống sinh sản nhanh nhé.

    Kỹ thuật nuôi kỳ đà khi thả giống vào chuồng
  • 4

    Nguồn thức ăn cho Kỳ Đà

    Trong cách nuôi Kỳ Đà, bạn không thể không lưu tâm đến vấn đề thức ăn để chúng luôn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Vật nuôi kinh tế này thường ăn các loại sâu bọ, côn trùng, chẳng hạn như cánh cam, cào cào, chuồn chuồn, ong, bướm, gián, mối… thậm chí là ăn cả ếch, nhái, chim chóc, gà vịt… Ngoài ra, bạn còn có thể tập cho chúng ăn thêm tôm, cá, cua, thịt, trứng và nội tạng của gia súc, gia cầm nữa.

    Cho kỳ đà ăn vào lúc chiều tối

    Để cho Kỳ Đà ăn, bạn thả mồi vào chuồng lúc chiều tối. Mỗi một con Kỳ Đà chỉ cần ăn khoảng 2 – 3 con ếch, nhái hay chuột là đủ dinh dưỡng cho cả ngày đấy nhé.

Với chế độ nuôi dưỡng phù hợp, Kỳ Đà sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau mỗi lần lột xác vào khoảng tháng 8 - tháng 10 hằng năm. Sau khoảng 18 tháng, Kỳ Đà sẽ đạt đến độ trưởng thành đủ để bước vào giai đoạn sinh sản mỗi năm một lứa, mỗi lứa để khoảng 15 – 17 trứng nhưng chỉ có chưa đến 50% số trứng đó có khả năng nở thành con.

Với ky thuat nuoi ky da chuẩn, chúng sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển

Hy vọng với cách nuôi Kỳ Đà đơn giản trên đây, bạn sẽ có thể chăn nuôi thành công loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao này. Ngoài ra, để mở rộng thêm mô hình chăn nuôi, bạn có thể tham khảo thêm mô hình nuôi heo rừng lai, , hay mô hình chăn nuôi gà... trên Lamsao.com nhé.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]