Cách phát hiện bọ xít hút máu

GiadinhNet - "Tôi nghe nói ở một số phường của Hà Nội đã xuất hiện loại bọ xít hút máu người. Có thật như vậy không? Cách phòng chống ra sao? Xin tòa soạn cho biết chi tiết cách phòng chống thế nào?", một độc giả lo lắng hỏi PV Báo GĐ&XH.

0
>
 
Theo thông tin chúng tôi thu nhận được, vào ngày 28/6, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật tiếp nhận thông tin tại Hà Nội và Đà Nẵng đã phát hiện bọ xít hút máu người.

Tại Hà Nội, anh Nguyễn Văn Tiền, (trú tại Hoàng Cầu, Hà Nội) cho các nhà khoa học biết ngày 22/6 anh đã bị một loại bọ lạ đốt. Khi bị đốt không thấy đau, vết đốt đỏ, nhỏ như muỗi cắn. Tuy nhiên, sau đó anh Tiền thấy mệt, buồn ngủ.
Còn ở Đà Nẵng là trường hợp chị Nguyễn Thị Cẩm Thanh (trú tại đường Nguyễn Tri Phương). Chị Thanh và hai thành viên nữa trong nhà bị bọ xít "tấn công" khoảng hai tháng nay. Sau khi bị đốt chị cũng có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, phù mặt.
 

Ngày 29/6, TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) cũng đã xác nhận thông tin tại Hà Nội xuất hiện loại bọ xít hút máu người.

Loại bọ xít này trước đây từng xuất hiện, nhưng chủ yếu tại các vùng trung du như khu vực rừng Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Mê Linh (Hà Nội) và với số lượng ít hơn hiện nay.

Theo TS Lam, hiện đã thu thập được mẫu bọ xít hút máu tại các khu vực thuộc Hà Nội như Nghĩa Đô, Cầu Đất, Mê Linh, Hà Đông... Một gia đình sống ở Nghĩa Đô đã bắt được 13 con bọ xít trong một ngày.

Vào thập kỷ 70 của Thế kỷ trước, loài côn trùng này liên quan tới một căn bệnh có tên Chaga's lây qua đường máu, người bệnh thường mệt mỏi, buồn ngủ, tắc nghẽn mạch máu, rối loạn tim mạch và có thể tử vong.

Bọ xít hút máu người không chỉ di cư từ các vùng khác nhau mà còn có thể sinh sôi, quay vòng đời tại một địa điểm. Trong thời gian chu kỳ một vòng đời từ 4 - 6 tháng loại bọ xít này sẽ sinh ra 500 -1.000 trứng. Ngoài ra, chúng còn là loại trung gian truyền ký sinh trùng nội bào Trypanosoma cruzi gây bệnh Chaga's qua đường máu hoặc từ người mẹ sang tế bào thai. Trong các nghiên cứu y tế trên thế giới, 5% trường hợp sau khi bị bọ xít hút máu đã tử vong. Mầm bệnh cũng có thể ủ trong cơ thể người, làm mất dần khả năng miễn dịch, trở thành mãn tính từ 10 - 40 năm sau.

Bọ xít hút máu không có mùi hôi, sống bằng máu người hoặc máu gia súc. Khi đốt chúng sẽ truyền chất gây tê làm người bị đốt không có cảm giác đau. Sau khi bị đốt, trên da người bệnh chỉ thấy một nốt nhỏ màu đỏ, khoảng 1 - 2mm, không sưng tấy. Bọ xít hút máu thường có màu xám.

Theo TS Lam, hiện Viện đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra thuốc phun diệt loại bộ xít này.

"Hiện Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về loại bọ xít hút máu người này. Tuy nhiên, người dân không cần quá lo lắng vì thực tế tại Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do loài côn trùng này đốt. Nếu nhà nào có con côn trùng này sẽ phát hiện ra ngay. Nó khá to, bò trên tường, khe giường, tủ. Mặc dù có cánh nhưng hầu như không bay mà bò". Tiến sĩ Trương Xuân Lam
 
Những điều nên biết
 
- Bọ xít hút máu nằm ẩn mình trong các khe tối trong nhà, thường đến đêm mới đi hút máu.
 
- Hiện chưa có thuốc diệt nên trước khi đi ngủ người dân có thể tắt các thiết bị điện, rọi bằng đèn pin vào các khe kẽ của giường, tủ… để gắp bắt bọ xít. Trứng bọ xít thường bám vào thành ngoài của giường tủ (trứng to, chùm, màu trắng ngà) rất dễ phát hiện, tiêu diệt.
 
- Nếu phát hiện người thân ngủ nhiều hơn, thậm chí gấp đôi thời gian bình thường, kèm theo là cảm giác mệt mỏi, uể oải thì cần nghi ngờ đã bị bọ xít hút máu, nên đưa đến bệnh viện ngay.
 
Vân Khánh
>
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]