Cách phát hiện trẻ bị bạo hành ở trường

Bạo hành trẻ em là tình trạng xảy ra nhiều trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu về sức khỏe, tinh thần, khả năng học tập, khả năng giao tiếp và sự phát triển của trẻ.

0

Cách phát hiện trẻ bị bạo hành

Một bé trai 19 tháng tuổi sau ngày thứ hai được gửi vào Trường mầm non Sao Mai (135 Hải Thượng Lãn Ông, P.Phú Trinh, TP Phan Thiết, Bình Thuận) thì phụ huynh phải đón về trong tình trạng thương tích đầy mình.

Đối với trẻ mầm non, nhất là trẻ chưa nói rõ hay nhút nhát, trẻ sẽ không thể tự nói là con bị đánh, mắng ở trường. Vì vậy, cha mẹ rất khó phát hiện. Dưới đây là những dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh dễ biết tình hình của con ở trường cũng như kịp thời phát hiện những dấu hiệu trẻ bị bạo hành.

1. Biểu hiện tâm lý

- Khi bị cô giáo đánh, la mắng hay ngược đãi, trẻ thường có biểu hiện tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi. Trẻ ngủ không ngon vào ban đêm, dễ giật mình, la hét. Trẻ có thể, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ.

- Trẻ có biểu hiện sợ ăn, không chịu ăn, thậm chí còn nôn ọe dù trước đó trẻ không hề có biểu hiện này. Điều này cho thấy có thể ở trường trẻ bị ép ăn hoặc dọa nạt nên có xu hướng sợ mỗi khi ăn.

- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu, không ngon giấc, dễ giật mình, la hét, hay mớ.

- Trẻ có thể nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp hoặc toát mồ hôi khi về nhà.

- Trẻ rất sợ đi học vì sợ gặp cô giáo, sợ bị phạt, bị dọa. Thường trẻ sẽ khóc lóc và không chịu vào lớp, đặc biệt, nếu nhìn thấy cô giáo, nỗi sợ càng tăng cao và trẻ khóc lớn hơn. Tuy nhiên, khi cô giáo yêu cầu trẻ nín trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt và mếu máo. Lúc cô giáo đón trẻ vào lớp trẻ sẽ khóc thảm thiết và nhoài về phía cha mẹ.

2. Quan sát cơ thể con

Cơ thể con chính là bằng chứng cụ thể nhất về việc trẻ có bị bạo hành ở lớp hay không. Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là cha mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường.

Nếu xuất hiện vết bầm, tím, lằn thì cần phải xác nhận ngay lí do trẻ bị như vậy do té hay do đánh nhau với các bạn.

Trong trường hợp té hay đánh nhau mà cô giáo không thông báo cho cha mẹ biết thì cha mẹ cần phải lưu ý đặc biệt vấn đề này. Nếu có thể thì nên theo dõi trong một thời gian ngắn hoặc chuyển trường, khiếu nại nếu tình trạng con nặng hơn.

3. Trò chuyện với con

Trò chuyện với con thường xuyên sẽ giúp cha mẹ phát hiện trẻ bị bảo hành

Lúc đón con, chở con về, ba mẹ hãy trò chuyện cùng trẻ, gợi cho trẻ kể xem hôm nay ở lớp có chuyện gì. Câu chuyện giữa 2 mẹ con có thể chỉ xoay quanh vấn đề trẻ ăn gì hôm nay, ăn được nhiều không, con được cô dạy những gì, con chơi với các bạn vui không, mai con có muốn đi học không,…?

Có rất nhiều câu hỏi mà nhờ đó, bạn có thể biết trẻ được tình hình trẻ học ở lớp. Và cũng nhờ thường xuyên trò chuyện với con bạn sẽ biết được con có bị bạo hành hay không vì trẻ không biết nói dối.

4. Chơi trò dạy học

Trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn, trong đó có cô giáo vì vậy trò chơi này sẽ rất hợp với bé. Vì thế, phụ huynh sẽ cho trẻ đóng vai cô giáo, ba mẹ hoặc anh chị đóng vai học sinh. Thông qua những lời nói, nét mặt của bé khi dạy học, cách trẻ phạt học sinh làm sai, không chịu ăn… ba mẹ sẽ phần nào biết được cách dạy của cô giáo ở trường.

5. Bất ngờ ghé thăm con

Việc làm này sẽ khiến bạn có thể quan sát một cách khách quan tình hình diễn ra ở lớp của trẻ vì các thầy cô không hề có sự chuẩn bị trước để “dựng cạnh”. Khi mới cho con đi nhà trẻ, sau 1 tuần bạn có thể bất ngờ đến thăm con để biết con đang được học trong môi trường như thế nào. Thời gian sau này có thể cách xa nhau hơn.

Dạy con cách bảo vệ mình trước nạn bạo hành

1. Dạy trẻ nhận thức về bạo hành

Theo chuyên gia giáo dục trẻ Hương Thu, Viện Nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK, cha mẹ cần dạy cho con trẻ nhận thức về bạo hành, nhận thức về sở hữu thân thể của mình ngay từ khi còn nhỏ.

Người lớn có thể bắt đầu dạy trẻ bằng các bài học về các bộ phận trên cơ thể, cách vệ sinh, cách bảo vệ thân thể, không ai được đụng vào trừ khi thật sự tin tưởng.

Khi trẻ lớn dần, cha mẹ có thể dạy trẻ về các quyền về thân thể. Dạy trẻ biết phân biệt đâu là dạy dỗ, đâu là bạo hành.

2. Dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu

Hãy dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu chứng tỏ bạo lực sắp xảy ra (người lớn giận giữ, quát tháo…), dạy trẻ tránh bạo lực bằng cách rời khỏi khu vực nguy cơ (viện cớ ra ngoài mua sách bút, sang hàng xóm, ông bà…). Khi bị đánh, trẻ cần phải chạy ra ngoài kêu to tìm sự giúp đỡ của người khác.

Hãy giúp trẻ hiểu rằng, sau mỗi lần bị đánh đập, trẻ cần kể lại với một người lớn nào đó đủ tin tưởng và có khả năng bảo vệ trẻ. Đó có thể là ông bà, họ hàng, người luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ để họ can thiệp, giúp đỡ khi có những lần khác.

Tách trẻ khỏi môi trường bạo hành

Theo chuyên gia giáo dục Hương Thu, khi phát hiện trẻ bị bạo hành thì việc người lớn nên làm là đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế, giám định thương tật. Ổn định tinh thần và động viên trẻ, tránh để trẻ gặp hay quay trở lại môi trường đã bị bạo hành.

Theo bà Hương Thu, ngoài việc khám, chữa thương tật cho trẻ, người lớn nên đưa trẻ về những nơi ít người, nói chuyện động viên và giúp trẻ ổn định tâm lý bằng cách chơi.

Nên đọc

Tốt nhất là hãy giúp trẻ cảm thấy an toàn, tin tưởng ở mẹ, kể lại sự tình và khẳng định với trẻ là sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa. Nhiều bé bị người lạ bạo hành như khi mới đi học, bị cô giáo bạo hành thì mẹ nên đưa bé đi về vùng quê, thưa người 1 chút và gần với thiên nhiên.

Sau khi trẻ ổn định thì trang bị kiến thức tự bảo vệ trẻ và dần dần cho trẻ tái hòa nhập xã hội. Di chứng của vụ bạo hành tùy vào từng lứa tuổi.

Đối với trẻ mầm non thì trẻ quên nhanh hơn, tuy nhiên trẻ sẽ có một vài phản xạ khi gặp người lạ hoặc các tình huống gần tương tự.

Đối với trẻ lớn hơn, có ý thức hơn thì thời gian tái hòa nhập khá lâu. Nhanh thì khoảng 1 đến 2 tháng trẻ sẽ kìm chế được cảm xúc. Chỉ cần không để trẻ gặp lại đối tượng đã bạo hành trẻ, trẻ sẽ bình thường và tỏ ra như đã quên. Còn chậm thì có khi đến hàng tháng thậm chí cả năm nếu mức độ tổn thương quá nghiêm trọng.

“Trẻ sẽ vẫn sinh hoạt bình thường nhưng dấu ấn lưu lại trong trẻ dù ở lứa tuổi nào cũng là mãi mãi. Trẻ mầm non thì phản ứng sẽ thái quá hơn trẻ lớn vì các bạn bị ấn tượng mạnh. Trẻ lớn thì kìm chế cảm xúc tốt hơn nên nếu chưa thực sự gặp lại tình huống thì các bạn sẽ vẫn tỏ ra bình thường. Nhưng nếu các bạn thực sự gặp lại, sự phản ứng sẽ rất dữ dội và hoàn toàn mất niềm tin vào xã hội, cuộc sống. 1 số sẽ cam chịu và 1 số sẽ bỏ đi hoặc phản ứng vô cùng tiêu cực”, bà Hương Thu chia sẻ.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]