Cách phòng chống chuột rút hữu hiệu khi đi bơi

(VietQ.vn) - Chuột rút khi đang bơi là hiện tượng xảy ra thường xuyên, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, cần khởi động thật kỹ trước khi bơi để tránh tình trạng chuột rút.

15.6027

Bơi lội là môn thể thao vua trong ngày hè, hơn nữa bơi lội cũng là công cụ đắc lực giúp mọi người dễ dàng “sở hữu” một vóc dáng chuẩn và thể lực khỏe mạnh. Tuy nhiên, những người đi bơi cần vận động, chuẩn bị kỹ để tránh khi đang bơi.

Tìm hiểu về bệnh chuột rút

Chuột rút rất hay gặp ở những người bơi lâu, bơi xa và nhiều người chết đuối vì bị chuột rút. Người ta cho rằng đó là do có sự thay đổi nóng lạnh đột ngột. Cơ thể quá nóng do hoạt động mà nước thì quá lạnh, theo báo Tiền Phong.

Chuột rút là tình trạng thường gặp, gây nguy hiểm trong bơi lội

Tình trạng đó khiến acid lactic trong cơ bắp tăng nhiều, cơ thể mỏi mệt không chủ động chi phối được các bắp thịt để chống lại ảnh hưởng bên ngoài. Kết quả là cơ bắp phản ứng lại bằng cách co cứng. Chuột rút là do sự co cơ dữ dội xuất hiện đột ngột gây đau đớn kinh khủng.

Chuột rút có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm, khi đi lại làm việc và đi bơi. Bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến này chủ yếu hay gặp ở nam giới và xảy ra tại các cơ thuộc hai chi dưới, nắn thì thấy đau.

Cách phòng tránh chuột rút khi đi bơi

Trước khi xuống bơi để phòng ngừa những hệ lụy không mong muốn hay như chuột rút, vọp bẻ, chứng co cơ có thể gây tai nạn đang tiếc khi bơi thì cần tiến hành các bài tập khởi động, kéo căng các cơ xương khớp trong cơ thể.

Các chuyên gia khuyên người đi bơi nên khởi động ít nhất 10 – 15 phút trước khi xuống bơi. Ngoài ra cũng nên áp dụng một số bài tập vận động tay chân cổ trước 10 – 15 phút trước khi xuống bơi để làm ấm cơ thể, phòng ngừa tình trang mệt mỏi.

Vận động cơ thể trước khi bơi làm giảm tình trạng chuột rút

Bên cạnh đó, không nên đột ngột xuống bơi vì sự chênh lệch giữa nước bể bơi và nhiệt độ trong cơ thể sẽ gây nên những bất lợi cho thân nhiệt, tim mạch và sức khỏe nói chung. Vì vậy nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm. Khi bị chuột rút, ngừng ngay hoạt động, nếu được thì kéo duỗi cơ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn.

Sau đó, nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ. Vận động viên cũng cần có chế độ ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ canxi, magiê, vitamin...Người bị chuột rút không nên lạm dụng chất kích thích như cà phê, theo báo VnExpress.

Ngọc Lưu (T/h)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]