Cách phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ

Thừa cân béo phì cho trẻ có thể phòng tránh được bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.

0

Nguyên nhân trẻ thừa cân béo phì

Trẻ bị thừa cân béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao, nhất là năng lượng từ chất béo, tuy nhiên, ăn nhiều chất đạm, bột đường cũng bị thừa cân béo phì vì các chất này khi vào cơ thể dư thừa đều có thể chuyển hóa thành chất béo dự trữ, báo Sức khỏe đời sống cho biết.

Trong trường hợp trẻ ít hoạt động thể lực là yếu tố song hành, nguy cơ cao gây thừa cân béo phì. Trẻ thường dành thời gian cho hoạt động tĩnh tại như xem tivi, đọc truyện, chơi điện tử... mà ít luyện tập thể dục thể thao.

Một số nghiên cứu cho thấy, ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao... lớn lên dễ bị thừa cân béo phì.

Các nhà nghiên cứu khoa học cũng cho biết, yếu tố di truyền về thừa cân béo phì thì chưa được chứng minh đầy đủ, tuy nhiên, trong gia đình cha mẹ bị thừa cân béo phì thì con cái có nguy cơ bị thừa cân béo phì.

Trẻ thừa cân béo phì ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ béo phì ở người lớn. Những người lớn bị béo phì nặng thường có tiền sử béo phì ở tuổi thiếu niên.

Béo phì ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe khi trưởng thành. Vì ở người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp...

Trẻ bị thừa cân béo phì dễ mắc một số bệnh nguy hiểm

Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay bị bạn bè trêu chọc ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.

Hơn nữa, việc điều trị những bệnh này lại góp phần làm tăng cân hoặc hạn chế hoạt động như vậy càng làm béo hơn. Vì thế, can thiệp sớm là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng này.

Phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ

Phải cho trẻ năng vận động

Theo Vnexpress, phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao khoảng 30 phút rồi tăng dần lên 60 phút mỗi ngày và ít nhất 4-5 lần mỗi tuần. Nên tập các môn dùng sức trung bình và kéo dài như bơi lội, đạp xe đạp, đi bộ, chạy bộ chậm, chơi bóng…

Tập thói quen năng động trong mọi hoạt động của trẻ như đi thang bộ thay vì thang máy; đến trường bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu có thể; phụ giúp cha mẹ làm việc nhà như quét nhà, lau nhà, tự dọn dẹp phòng riêng, chăm sóc vườn cây.

Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo từng trẻ. Bé 1-3 tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60 phút chơi tự do. Có thể chia nhỏ ra thành những đợt tập thể dục 15 phút.

Không để bé nằm, ngồi yên quá một giờ trừ khi ngủ, tối đa là 2 giờ. Một trong những cách hạn chế trẻ ngồi hay nằm yên là kiểm soát thời gian của bé trước màn hình tivi, vi tính, video game, đọc truyện.

Cân chỉnh chế độ ăn

Nên đọc

Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa nhất là bữa ăn sáng, hạn chế ăn sau 20 giờ. Cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, bữa ăn nên kéo dài tối thiểu 20 phút. Duy trì bữa ăn gia đình đều đặn. Lập giờ giấc các bữa ăn chính và bữa phụ cố định để trẻ biết rõ thời gian các bữa ăn.

Phụ huynh làm gương cho trẻ về chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, giảm béo trong thực đơn hàng ngày. Không dự trữ thức ăn ngọt như bánh ngọt, kẹo, kem, chè, chocolate trong nhà.

Tạo điều kiện thuận tiện cho trẻ chọn thức ăn vặt ít năng lượng bằng cách trữ sẵn trái cây, sữa chua, sữa ít béo không đường.

Nên ăn thịt nạc, cá, trứng và đậu hũ

Hạn chế chất béo như mỡ, phủ tạng động vật như gan, tim, cật, óc, da động vật, các món chiên nhiều dầu. Chọn phương pháp chế biến ít béo như hấp, luộc, nướng…

Hạn chế những loại bánh nướng phết dầu bơ chế biến sẵn. Hạn chế thức uống có đường và thức ăn nhiều bột đường vì năng lượng dư sẽ chuyển thành mỡ. Hạn chế sử dụng dầu dừa vì làm tăng tạo cholesterol nội sinh. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh như gà tẩm bột chiên sẵn.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, hạn chế thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây hương liệu. Cho trẻ biết không cần thiết ăn hết phần thức ăn, trẻ cảm thấy hết đói thì nên ngưng ăn. Ăn các món ăn phụ ít năng lượng như trái cây, rau - khoai - củ luộc, yaourt giảm béo, rau câu, sữa ít béo không đường…

Chất xơ cũng góp phần kiểm soát cân nặng

Rau và trái cây nên chiếm một thể tích lớn trong phần ăn. Ăn nhiều rau, trái cây trong và sau bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy no nhanh và kết thúc bữa ăn sớm. Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa ăn, đặc biệt có lợi với chế độ ăn kiêng. Chất xơ tan trong rau và trái cây còn giúp đào thải một lượng chất béo không có lợi cho sức khỏe qua đường ruột.

Thuốc tham khảo:

- Tăng cường sức đề kháng: Bổ sung bộ ba dưỡng chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây bệnh.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]