Cách phòng ngừa MERS

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh MERS, vì vậy, cần có chế độ chăm sóc tốt và điều trị triệu chứng kịp thời để hạn chế biến chứng, tử vong.

0

Những người đã từng ở các nước có dịch MERS trở về nước cần báo cho cơ quan hữu quan biết để có biện pháp hỗ trợ, cách lý, theo dõi và chăm sóc, nhất là khi có biểu hiện các triệu chứng bệnh đường hô hấp, như: sốt, ho, khó thở hoặc có thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, nôn, đi lỏng…).

Cần che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó ném khăn giấy vào thùng rác y tế. Đồng thời cần hạn chế tiếp xúc với người lành và bản thân người bệnh cần đeo khẩu trang hợp vệ sinh.

Vấn đề phòng bệnh đặc hiệu với MERS vẫn còn gặp khó khăn do chưa có vắcxin. Để tự bảo vệ bản thân mình, mọi người (bao gồm trẻ em và người lớn) cần rửa tay hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch trong 20 giây (có thể sử dụng một chất rửa tay chứa cồn 700).

Những người có nhu cầu đến tham quan (đi du lịch) tại các trang trại chăn nuôi, chợ bán gia súc và thịt gia súc, đặc biệt là lạc đà cần thực hành các biện pháp vệ sinh chung, bao gồm cả việc rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào động vật, và tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh.

Đồng thời cũng nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc nấu chưa chín. Những người chuẩn bị đi du lịch đến các nước đã từng hoặc đang có bệnh MERS, trước khi khởi hành cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và khi về đừng quên báo cho cơ quan chức năng biết.


Theo PGS.TS.BS Bùi Khắc hậu - Sức khỏe và Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]