Cách phòng tránh cước chân tay cho trẻ vào mùa lạnh

Cần chú ý giữ ấm và khô ráo các bộ phận tay chân, mặt, tai,... Đây là những bộ phận dễ sinh bệnh cước. Thoa chút vaseline vào các bộ phận đó để giảm bớt da tản nhiệt.

0

Giữ ấm cơ thể

Theo Kiến thức, giữ ấm cho chân, tay tránh tình trạng để chân tay không có đồ bảo hộ ra giữa trời giá rét. Có những trẻ không chỉ bị cước ở tay, chân mà còn có thể bị cước ở mũi, tai, mặt…vì thế bạn cần lưu ý giữ ẩm cho mọi bộ phận của cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Không nên để trẻ mặc quá chật

Tránh cọ xát khiến cơn ngứa bị kích thích. Tốt nhất, đừng để trẻ mặc các trang phục được làm từ những chất liệu dễ gây kích ứng da như len, vải bổ, kaki.

Tắm rửa bằng nước ấm khi trời lạnh

Cách này giúp cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Đi dép ấm trong nhà, và khi ra ngoài trời lạnh nên đi giầy ấm. Tránh cho đôi chân bạn bị lạnh.

Chế độ ăn uống

Bổ sung thêm nước uống cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả và các loại rau xanh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những chất giàu protein. Không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến trẻ bị dị ứng.

Cho trẻ ăn những thực phẩm chống lạnh

Những thực phẩm như đồ ăn nhiều chất béo, giàu protein, những loại gia vị cay nóng khi thu nạp vào cơ thể bạn sẽ có cảm giác không sợ lạnh, lý do là bởi những loại thực phẩm này có tác dụng sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại cái rét của thời tiết khắc nghiệt.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các chất tẩy rửa

Ví dụ như nước rửa bát, xà phòng... Khi tắm và rửa tay, tốt nhất là dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu các loại kem bôi để giữ ẩm, làm mềm da và dịu cơn ngứa. Tuyệt đối không để trẻ mặc quần, áo, những đồ ẩm ướt, chưa khô.

Tránh ngồi lâu hoặc không vận động

Cũng theo Phụ nữ Today, tránh cơ thể bất động thời gian lâu, như ngồi lâu, đứng lâu, phải hoạt động thích hợp để xúc tiến tuần hoàn máu, giảm bớt phát sinh bệnh cước.

Tập thể dục

Phòng ngừa bệnh cước, nên cho trẻ kiên trì tập luyện thể dục, tăng cường khả năng chịu lạnh.

Không nên gãi

Khi bị cước bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi ấy bạn không nên gãy vì càng gãi bạn sẽ càng thấy ngứa và lúc đó da sẽ bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng để tranh nguy cơ bị trầy xa, xước da.

Lưu ý

Nếu tình trạng cước tay chân không có dấu hiệu thuyên giảm, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.

Tiến Khê

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]