Cách phục hồi sau khi bị nhồi máu cơ tim

Nếu bạn hoặc người thân đã từng bị nhồi máu cơ tim thì hẳn quãng thời gian đó rất khó quên, sự lo lắng cũng chẳng vì thế mà giảm đi.

15.5925
Hãy nhớ rằng, tim của bạn đang hồi phục hàng ngày. Ngày qua ngày, bạn đang ổn hơn và dễ chịu hơn. Thời điểm nguy hiểm nhất đã qua rồi.
 
Hàng năm có khoảng 16 triệu người trên toàn thế giới bị nhồi máu cơ tim. Hầu hết họ trở lại làm việc và tiếp tục hưởng thụ cuộc sống.

Tại sao tôi không có dấu hiệu gì?

Tại một số nước, các đơn vị phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim được thành lập.
 
Người bệnh được gửi tới đó để có các bài tập phù hợp giúp nhanh chóng phục hồi sức khoẻ và có thể trở lại công việc hàng ngày.

Mảng xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch một cách từ từ và thường rất âm thầm. Đôi khi, người bệnh chỉ cảm thấy một cảm giác tức nặng, khó chịu vùng ngực trái khi gắng sức và thường đỡ đi khi nghỉ ngơi.
 
Phần lớn những người này bỏ qua triệu chứng đó và chỉ đi khám khi các dấu hiệu đã rõ ràng hơn (đau thắt ngực hoặc tức nặng ngực kéo dài, thậm chí cả khi vận động nhẹ).
 
Một lý do khác làm cho bệnh có vẻ “thầm lặng” là khi động mạch vành bị hẹp, các động mạch gần đó sẽ giãn ra, hình thành mạch máu rất nhỏ đưa máu tới bù cho vùng cơ tim thiếu máu. Mạng lưới mạch bổ sung này được gọi là tuần hoàn bàng hệ.
 
Tuần hoàn bàng hệ giúp một số người tránh khỏi nhồi máu cơ tim bằng cách giúp vùng cơ tim nhận được lượng máu bổ sung dù ít ỏi nhưng rất cần thiết để cơ tim có thể sống và hoạt động được. Trong một số trường hợp, các mạch này chỉ được hình thành sau nhồi máu cơ tim.

Khi bị nhồi máu cơ tim

Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, một phần của cơ tim bị tổn thương và chết đi do không nhận được ôxy và các chất dinh dưỡng. Nhưng các phần cơ tim còn lại vẫn phải tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên do một vùng cơ tim bị tổn thương, chết đi và không thể co bóp, toàn bộ quả tim đập yếu và khả năng đẩy máu của tim bị suy giảm.
 
Mức độ tổn thương và giảm co bóp của quả tim khi bị nhồi máu cơ tim tùy thuộc vào diện cơ tim bị thiếu máu, thời gian cơ tim được khôi phục lại dòng máu (nhờ điều trị hay trong một số ít trường hợp nhờ cục huyết khối tự tan) và sự có mặt của các nhánh mạch bàng hệ trước đó.

Khi bị tổn thương, tim cũng cần được nghỉ ngơi để hồi phục. Khi tim đã hồi phục trở lại và bác sĩ nói rằng tim bạn đã ổn định, bạn có thể dần dần hoạt động trở lại.

Sau nhồi máu, vùng cơ tim đã bị tổn thương trở thành “sẹo” cơ tim. Thường thì để phục hồi và cơ tim hoạt động ổn định trở lại, bạn sẽ cần nghỉ ngơi ít nhất từ 4 đến 6 tuần.
 
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào độ rộng của tổn thương và khả năng thích nghi với tình trạng sau nhồi máu của chính quả tim bạn. Đó là lý do bác sĩ khuyến khích người bệnh chọn một chế độ tập luyện vừa sức phù hợp sau nhồi máu cơ tim khi đã ổn định.
 
Tập luyện là một cách điều trị rất tốt đối với bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim
 

Người bị nhồi máu cơ tim có thể trở lại công việc

Khoảng 88% bệnh nhân dưới 65 tuổi sau nhồi máu cơ tim có thể trở lại công việc thường ngày. Dĩ nhiên họ trở lại công việc tùy thuộc vào 2 yếu tố: tim họ bị tổn thương đến mức nào và họ làm công việc gì sau nhồi máu cơ tim. Một số người cần chuyển sang công việc khác không quá nặng nề phù hợp hơn với tim của họ.

Tại một số nước, các đơn vị phục hồi chức năng sau nhồi máu cơ tim được thành lập. Người bệnh được gửi tới đó để có các bài tập phù hợp giúp nhanh chóng phục hồi sức khoẻ và có thể trở lại công việc hàng ngày.
 
Các loại hình phục hồi chức năng này thường bao gồm hướng nghiệp, cách rèn luyện hoặc tổ chức công việc để bệnh nhân có thể trở lại công việc hàng ngày. Trong tương lai, những trung tâm tương tự cũng sẽ sớm được thành lập tại Việt Nam.

Cảm giác thường gặp sau nhồi máu cơ tim là gì?

Sau nhồi máu cơ tim, tâm trạng và cảm xúc của người bệnh có thể bị thay đổi. Ba trạng thái thường gặp nhất là: sợ hãi, tức giận và trầm cảm.

Sợ hãi là trạng thái hay gặp nhất. Giống như hầu hết các bệnh nhân khác, bạn nghĩ rằng: “ Tôi sắp chết phải không? Có phải tôi đang sống những thời khắc cuối cùng? Tôi có bị nhồi máu cơ tim lần nữa không?” Những lo lắng đó qua thời gian sẽ dần dần biến mất. 
 
Các triệu chứng thực thể cũng có thể gây ra sự sợ hãi. Ví dụ: trước khi bị nhồi máu cơ tim, bạn thường ít lo lắng khi có các cơn đau nhẹ thoáng qua trong một vài giây. Bây giờ, những cơn đau nhẹ vùng ngực làm cho bạn phải suy nghĩ, đó là chuyện bình thường. Thời gian sẽ làm giảm sự lo lắng.
 
Tức giận cũng là một cảm giác thường gặp. Sự cay đắng hoặc phẫn nộ cũng thường gặp sau nhồi máu cơ tim. Bạn có thể rất dễ mất bình tĩnh và làm bạn bè cũng như người thân trong gia đình phát cáu.
 
Trước khi bạn cảm thấy tức giận với một điều gì, hãy nhớ rằng những người sau nhồi máu cơ tim rất dễ nổi nóng. Đó không phải là lỗi của họ. Hay nóng giận cũng là một giai đoạn trong quá trình hồi phục. Nếu không tránh được, hãy chấp nhận nó.
 
Bạn có thể bị trầm cảm. Tâm trạng của bạn có thể biến đổi phức tạp từ ngày này qua ngày khác và suy nghĩ của bạn phản ánh các tâm trạng đó.
 
Cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều về những ý nghĩ tiêu cực. Rối loạn giấc ngủ, ăn không có cảm giác ngon miệng, dễ mệt mỏi và thường cảm thấy cạn năng lượng, thường xuyên căng thẳng, dễ cáu gắt hoặc chán nản, lo lắng hoặc thiếu tập trung, mất hứng thú với những sở thích trước đây: xem phim, đọc truyện, chơi một môn thể thao ưa thích trước đây, bạn cảm thấy bạn vô dụng và không thích nghi được với hoàn cảnh xung quanh, bạn thường hay suy nghĩ về cái chết và tự tử, không còn chăm sóc cho bản thân.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng trên, hãy nói với các bác sĩ của bạn. Các bác sĩ sẽ đánh giá cách phản ứng của bạn như vậy là bình thường hay bạn đang bị trầm cảm. Nếu bạn bị trầm cảm, một số loại thuốc có thể giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn.

Liệu có thể bị đau ngực trở lại?

Không phải mọi bệnh nhân đều bị đau ngực (cơn đau thắt ngực) trở lại sau nhồi máu cơ tim. Thực tế rất nhiều người không bị như vậy. Nhưng bạn cũng có thể bị đau ngực lại sau nhồi máu cơ tim.
 
Cơn đau sẽ không có gì đáng ngại nếu chỉ đau nhẹ hoặc có cảm giác tức vừa phải xảy ra khi gắng sức. Do đó, những cơn đau này có thể xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện, sang chấn tâm lý mạnh hoặc sau khi ăn một bữa ăn quá no. Nếu bạn bị đau như vậy, hãy nói với bác sĩ của bạn và họ có thể kê cho bạn những loại thuốc giúp phòng hoặc giảm nhẹ cơn đau ngực.

Bên cạnh dùng thuốc uống, một cách điều trị rất tốt khác là tập luyện. Sau một thời gian tập luyện, bạn có thể thấy vận động thể lực tốt hơn, dẻo dai hơn. Vì vậy, mức độ hoạt động thể lực trước khi cảm giác đau ngực xuất hiện sẽ được nâng lên đáng kể.

Nếu các cơn đau thắt ngực tăng lên, kéo dài hơn hoặc xảy ra chỉ sau một gắng sức nhẹ, hãy đến khám bác sĩ ngay.

Kiểm soát huyết áp như thế nào?

Tăng huyết áp là nguy cơ chính gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não. Vì vậy, bác sĩ muốn bạn kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Nếu huyết áp của bạn cao, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để từng bước hạ huyết áp. Một sự kết hợp giữa chế độ ăn, kiểm soát cân nặng, chế độ tập luyện và dùng thuốc đều đặn sẽ mang lại sự kiểm soát huyết áp tốt.

Nếu bạn bị thừa cân, hãy giảm cân và duy trì trọng lượng thích hợp. Ăn giảm muối cũng làm cho huyết áp của bạn được kiểm soát tốt hơn.

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp bạn duy trì cân nặng và giảm huyết áp. Mục tiêu của bạn là tập ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 4 ngày mỗi tuần. Tuy vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ bạn khi bạn bắt đầu chương trình tập luyện.

Đối với một số người giảm cân, giảm muối và thay đổi lối sống không đủ để làm giảm huyết áp. Nếu cần phải dùng thuốc, hãy uống theo đúng chỉ định. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc có tác dụng phụ sau khi uống thuốc, bác sĩ có thể đổi sang loại khác cho bạn. Tuyệt đối không được bỏ thuốc.

Kiểm soát huyết áp tốt là việc hết sức quan trọng. Vì vậy, hãy theo lời khuyên của các bác sĩ. Hãy mua đủ thuốc để bạn không khi nào thiếu thuốc dù là một ngày. Và đừng dừng uống thuốc ngay cả khi các triệu chứng của bạn đã hết và bạn cảm thấy “khoẻ như bình thường”.


AloBacsi.vn
Theo
ThS.BS Ðinh Huỳnh Linh - Sức khỏe & Đời sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]