Cách tắm "chuẩn" cho bé mà cha mẹ nên biết

Khi lần đầu làm cha mẹ, tắm cho trẻ sơ sinh luôn khiến cha mẹ lo lắng nhất. Đặc biệt khi tắm cho bé bằng xà phòng, cảm giác trơn trượt khiến bạn căng thẳng tột cùng. Hãy xem các bật mí sau đây để việc tắm cho bé trở nên đơn giản hơn.

15.593

Có nên tắm hàng ngày cho trẻ không?

Điều này tùy thuộc vào thời tiết, điều kiện môi trường và sức khỏe của bé. Nếu là mùa hè, thời tiết nóng ẩm, trẻ khỏe mạnh thì tắm háng ngày là cần thiết. Nếu trời lạnh hoặc phòng tắm (nơi tắm cho trẻ) không đủ ấm, hoặc bé non yếu thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày đâu. Vì nếu so sánh giữa nguy cơ nhiễm bẩn và nguy cơ mất nhiệt thì mất nhiệt nguy hiểm hơn nhiều.

Nếu mẹ thường xuyên tắm cho con nhất là với các bé sơ sinh thì sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, cơ thể bé nhanh tuần hoàn, nuôi dưỡng da, bảo vệ các tế bào thượng bì không bị tổn hại, điều chỉnh công năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy sự phát dục tăng trưởng của bé. Vì thế mẹ nên tắm hàng ngày cho bé (trừ khi thời tiết lạnh hoặc mùa đông thì nên giãn ra 2-3 ngày tắm một lần để hạn chế nguy cơ sốc nhiệt ảnh hưởng đến sức khoẻ của con). Tắm sạch cho bé có thể loại trừ được mệt mỏi, quấy khóc, nâng cao sức đề kháng của con.


Phòng tắm phải như thế nào?

- Nhất thiết không có gió lùa.

- Nhiệt độ phóng tốt nhất đạt 28 đến 30 độ C.

Nước tắm phải như thế nào?

- Phải là nước chín (nước đun sôi để nguội)

- Nhiệt độ nước phải đạt 38-40 độ C (có thể sử dụng nhiệt kế đo nước hoặc sờ tay thấy nóng già một chút).

Xà phòng (xà bông) tắm phải như thế nào?

- Phải là các loịa đặc biệt dùng riêng cho trẻ sơ sinh có tính kiềm rất thấp. Hiện nay trên thị trường có các loại phổ biến như Lactacid, Johnson BabyBath...

- Một số lá tắm thiên nhiên cũng rất tốt nhưng cần rửa rất sạch trước khi dùng cho bé như lá kinh giới, sài đất, mướp đắng...

Ngoài ra, bạn có thể cho bé tắm bồn. Không cần phải đợi cho đến khi dây rốn khô và tự rụng hay vết thương lành lặn hoàn toàn, bạn mới cho bé tắm ngập trong chậu nước. Thực tế, tắm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn. Hơn thế, cách tắm này còn giúp cơ thể bé không bị mất nhiệt. Hãy chắc chắn rằng nhiệt độ phòng tắm và chậu nước tắm luôn ấm.


Mặc dù một số bậc phụ huynh rất thích tắm bé hằng ngày để đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối nhưng đối với trẻ sơ sinh, việc này lại không hoàn toàn nhất thiết. Cho đến khi bé biết trườn bò… thì việc tắm rửa mới cần nhiều hơn 1 - 2 lần/tuần. Vì thế chỉ cần làm vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay bỉm hay đại tiện là cơ thể bé đã hoàn toàn sạch sẽ.

Tuy nhiên, vào mùa hè, khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí tăng cao thì tắm nước ấm hằng ngày lại có tác dụng làm mát cơ thể và giúp bé thoải mái.

Việc lạm dụng các chất làm sạch đều có thể gây hại cho làn da mỏng mảnh của bé. Chỉ cần các loại nước tắm có độ pH dịu nhẹ hay xà phòng trung tính được chứng minh là an toàn và nên sử dụng với liều lượng “tiết kiệm” trong những tuần đầu bé vừa chào đời.

Tắm như thế nào?

1. Rửa sạch tay của người tắm. Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc tắm bé và cần có ít nhất 1 chiếc khăn lớn sạch để làm khô người bé sau khi nhấc từ chậu nước ra, tã lót và quần áo sạch.

2. Đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức hợp lý và nước đủ ấm, không quá nóng – khoảng 38oC là vừa. Không dùng nước lạnh tắm bé mà nước phải âm ấm dù là mùa hè.

3. Đối với bé mới sinh, mực nước trong chậu chỉ là khoảng 13cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào.

4. Mang bé vào phòng tắm và cởi bỏ tã lót, quần áo thật nhẹ nhàng.

5. Đầu tiên, hãy thật từ từ để chân bé tiếp xúc với nước, dùng một tay giữ giữa cổ và đầu bé. Tuy nhiên, nếu bạn hay mọi người trong gia đình thích cách tắm bé truyền thống của gia đình (1 người giữ đầu và mông bé, 1 người tắm) thì cũng cần lưu ý là đầu bé phải luôn thoải mái và bé phải cảm thấy vững chãi, tin tưởng.

6. Lấy 1 chút xíu dung dịch xà phòng ra tay bạn rồi xoa lên người bé hoặc dùng khăn tắm hay bọt biển để kỳ cọ khắp thể bé, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Gội đầu cho bé bằng khăn mềm, ướt có chút nước tắm gội. Dùng các miếng bông gòn tròn để làm sạch tai và mắt bé. Lưu ý là mỗi miếng bông gòn chỉ được dùng để làm sạch 1 bên mắt nhằm tránh lây bệnh cho mắt kia.

7. Dùng khăn sạch lau lại người bé. Tuyệt đối không dội nước trực tiếp lên người trẻ vì có thể khiến trẻ cảm thấy bất an.

8. Nâng bé ra khỏi bồn tắm với 1 tay giữ giữa đầu và cổ, tay còn lại đặt ở mông, ngón trỏ và ngón cái vươn ra phía đùi (bởi các bé rất trơn khi ướt).

9. Đặt bé vào khăn tắm và lau khô người. Nếu da bé khô, hay bé thường xuyên đóng bỉm thì bạn có thể dùng dưỡng thể thoa cho bé sau tắm. Tuy nhiên, nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại kem dưỡng nào.

Nếu bạn dùng phấn rôm thì da bé phải hoàn toàn khô ráo trước khi sử dụng. Thoa nhẹ phần cổ và bẹn. Chú ý không để phấn rôm bay vào mũi hay miệng bé.

10. Cuối cùng, mặt quần áo và ôm bé vào lòng, cho bé bú tí mẹ trước khi bé chìm vào giấc ngủ.

 

Một số điều chú ý khi tắm cho trẻ:

1. Luôn để mắt đến trẻ

Nguyên tắc đầu tiên mẹ cần nhớ khi tắm cho trẻ đó là không bao giờ được phép lơ là, lúc nào cũng phải ở bên cạnh con bởi trẻ nhỏ rất hiếu động chỉ cần một vài động tác xoay chuyển thôi bé có thể bị ngã vào chậu nước bất cứ lúc nào. Và khi ấy nếu không có bố mẹ ở bên, bé sẽ bị đuối nước.

Một lời khuyên cho các mẹ là trước khi tắm cho trẻ, các mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết ở ngay bên cạnh. Một khi em bé đã ở trong bồn hoặc chậu tắm, bạn tuyệt đối không để bé một mình dù chỉ là một khoảnh khắc. Trường hợp trẻ bị đuối nước trong nhà tắm không phải là ít, do đó các mẹ đừng bao giờ chủ quan.


2. Không tắm cho bé trong bồn hoặc chậu tắm quá lớn

Khi mua chậu tắm cho trẻ, các mẹ nhớ chú ý mua loại vừa tầm với bé, tránh mua loại quá cao hoặc có đáy sâu bởi những loại này sẽ rất dễ khiến trẻ bị trơn trượt và bị chìm trong nước.

3. Luôn kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho con một cách cẩn thận

Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38°C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng.

4. Tắm cho bé bằng khăn hoặc bông tắm mềm

Khi tắm cho trẻ, các mẹ nên dùng khăn hoặc bông tắm mềm nhẹ nhàng lau mặt cũng như các bộ phận khác trên cơ thể bé. Da trẻ rất mỏng, mẹ tránh chà xát quá mạnh làm tổn hại cho da của bé.

Mẹ hãy lau cẩn thận xung quanh rốn, lau sạch sẽ dưới cánh tay và giữa các ngón tay của bé. Hãy chắc chắn rằng mẹ lau cả những chỗ nếp gấp trên da để đảm bảo cơ thể bé được sạch sẽ và thơm tho sau mỗi lần tắm gội.

5. Dùng xà phòng, sữa tắm dành riêng cho trẻ

Mẹ nên nhớ da trẻ rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm, nên mẹ tuyệt đối không sử dụng các loại sữa tắm có mùi nồng nặc hoặc dùng đồ của người lớn để tắm cho bé. Các mẹ nên tìm hiểu trên mạng hoặc hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa xem thành phần nào nên có và không nên có trong sữa tắm của trẻ để từ đó có sự lựa chọn sáng suốt.

6. Không quên vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé

Đây là điểm vô cùng quan trọng các mẹ cần nhớ khi tắm cho bé. Việc đóng bỉm cả ngày nên chắc chắn vùng kín của bé sẽ lưu đọng lại những vi khuẩn gây bệnh. Mẹ hãy sử dụng miếng vải mềm, nhúng vào nước ấm sau đó nhẹ nhàng chà xát vùng nhạy cảm của các bé. Với bé gái, mẹ hãy vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để tránh sự lây truyền những loại vi khuẩn từ hậu môn lan ra âm đạo. Với bé trai, mẹ hãy nhẹ nhàng lau sạch “cậu nhỏ” của con nhé.

7. Sau khi tắm hãy thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm cho bé

Sau khi tắm, các mẹ hãy dùng khăn lau khô người cho bé. Sau đó, mẹ có thể thoa kem chống hăm hoặc kem dưỡng ẩm để giúp cho làn da của bé luôn mịn màng và tránh bị hăm do đóng bỉm cả ngày.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ ĐSPL

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]