Cách tập cho bé làm quen với món cá

Khi bé đã làm quen với món bột mặn (thường là khoảng 6-7 tháng tuổi), bạn có thể bắt đầu đổi khẩu vị cho bé với món cá hoặc tôm...

0

Một số người mẹ có kinh nghiệm chia sẻ, lần đầu tiên, bạn nên cho bé làm quen với thịt nạc cá quả (cá lóc). Loại cá này nhiều thịt nạc, tính lành, lại chứa thành phần dinh dưỡng cao. Tiếp đến, bạn có thể cho bé thử những loại thịt cá nước ngọt khác.

Bạn cũng nên cho bé ăn từng chút một để bé làm quen với món mới. Sau đó, bạn xét xem bé tiêu hóa có tốt không, bé có mắc chứng tiêu chảy hay bị dị ứng với cá không… Nếu không thấy xuất hiện dấu hiệu nào liên quan đến sức khỏe của bé, bạn mới nên cho bé tiếp tục làm quen với những món cá khác.
 

 

 
Dị ứng thủy (hải) sản ở bé

Những loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… hoặc cá có nhiều xương, cá biển có khả năng gây dị ứng cho bé. Các chuyên gia gợi ý rằng, bạn nên cho bé ăn những loại thủy (hải) sản trên khi ít nhất bé được 1 tuổi.
 

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có dấu hiệu bị dị ứng với thủy (hải) sản. Vì vậy, bạn có thể cho bé thử món bột với thịt tôm, trùng với thời điểm bạn bắt đầu cho bé ăn cá. Tiếp đến, bạn vẫn nên theo dõi dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé. Nếu bé bị tiêu chảy, nổi ban, bạn nên ngừng cho bé ăn tôm và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng cá biển (hoặc các loại tôm, cua…) cho đến khi bé được 3 tuổi.

Khoảng tháng thứ 8-9, bạn có thể cho bé làm quen với món bột (hoặc cháo) cua, lươn, trai, ngao…

Khoảng 1 tuổi, bạn có thể thử cho bé làm quen với món cá biển, như món cá basa, cá chim. Tất nhiên, bạn chỉ nên dùng phần thịt nạc của những loại cá này để chế biến thành món ăn dặm cho bé. Với cá basa được bày bán sẵn trong siêu thị, bạn có thể mua cá về, bọc giấy bạc, nướng lên. Dùng một chút thịt cá đã được nướng chín để nấu cháo cho bé; phần còn lại thì cả nhà bạn cùng thưởng thức.

Lưu ý với cá chứa nhiều thủy ngân (cá biển)

Bạn nên lưu ý vì một số loài cá biển chứa nhiều thủy ngân. Nếu sử dụng nhiều, lượng thủy ngân này sẽ gây hại cho sức khỏe bé. Nhóm cá chứa lượng thủy ngân cao là: cá hồi, cá kiếm, cá thu, cá mập, cá ngừ... Một số chuyên gia cho rằng, nhóm cá này nên được chống chỉ định với phụ nữ sắp mang thai, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, các bé ở giai đoạn ăn dặm.

Nhiều người mẹ có thói quen nấu cháo cá thu cho bé. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể thay món cá thu bằng một món cá khác, với đủ thành phần dinh dưỡng mà vẫn khiến bé ngon miệng. Hoặc bạn có thể trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng về liều lượng cá thu hợp lý trong chế biến thức ăn cho bé.

Vai trò, tần suất ăn cá hợp lý

Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là Omega3. Omega 3 được tìm thấy trong cá dưới 2 hình thức: DHA và EFA. Trong đó, nguồn EFA chỉ có ở riêng trong cá, không có trong thịt hoặc bất kỳ loại thực vật nào. EFA có nhiều trong các loại cá nước mặn và cá nước ngọt. Nó có chức năng chính là thúc đẩy bộ não và thể chất của bé hoàn thiện. Nhiều nghiên cứu chứng minh, cá hoặc những nguồn thực phẩm giàu Omega3 còn có tác dụng ngăn ngừa chứng chàm bội nhiễm ở bé.

2 bữa cá mỗi tuần được coi là tần suất hợp lý dành cho cả người lớn và các bé.
 
Theo Mẹ và Bé
Tin liên quan
  • 0

Tin cùng mục

GỬI Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Xem thêm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]