Cách thở khoa học khi "vượt cạn" để bé khỏe, mẹ đỡ đau

Các mẹ nên học cách hít thở theo từng cơn co của tử cung. Bên cạnh đó, hít thở đúng cách còn giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và con.

15.6149
 

 

Chuyển dạ là một quá trình bởi vì thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 – 12 giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 – 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên. Mỗi bà mẹ đều trải qua những cuộc chuyển dạ khác nhau, có người kéo dài tới mấy tiếng đồng hồ hay cũng có người từ giai đoạn chuyển dạ sang sinh rất nhanh. Và thường thì cơn chuyển dạ sẽ rất đau đớn, khiến chị em có những cơn thờ gấp và không đều, dẫn đến co thắt nhẹ ở tử cung, gây cảm giác đau đớn khó tả. Vì vậy mà các mẹ cần có được những kiến thức tốt trước khi sinh để tự giúp mình thở đúng cách hơn trong lúc chuyển dạ.


Bên cạnh đó, việc chống lại cơn đau bằng cách khóc lóc hay chửi bới chỉ khiến mẹ thêm stress, cổ tử cung không giãn nở tốt và càng khó sinh. Vì thế, các mẹ nên học cách hít thở theo từng cơn co của tử cung. Bên cạnh đó, hít thở đúng cách còn giúp tăng tối đa hiệu quả hô hấp, giúp duy trì lượng oxy thỏa đáng cho mẹ và con.

Thở chậm - sâu


Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, khi cổ tử cung mở ít nhất 3cm, mẹ bầu  nên thở thật chậm và sâu. Khi cơn co tử cung xuất hiện, hít vào một hơi thật sâu, rồi thở ra chậm, đều đặn . Lưu ý, mẹ nên hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi hít vào, bụng phải phồng lên mới đúng cách. Thực hiện 4-6 nhịp thở cho một cơn co tử cung trong khoảng 25-30 giây.

Thở ngực nhanh - nông


Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.

Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

Thở thổi nến


Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

Thở để Rặn


Điều phối hơi thở tốt sẽ giúp các sản phụ tránh được lo lắng về những cơn co thắt và cảm thấy ít đau đớn hơn. Hơi thở sẽ đưa oxy vào máu và tăng oxy cho con của bạn.

Điều này giúp cơ của bạn thức hiện các chức năng hiệu quả hơn. Biết thở đúng cách sẽ giúp bạn quên đi cơn đau. bạn hãy tập trung vào việc thở thay vì nghĩ về cơn đau. Có một vài kĩ thuật hít thở khác nhau phù hợp cho từng giai đoạn đau đẻ. Tất cả những cơn co thắt khi rặn sẽ giảm đi nếu bạn hít thở đúng cách:

Giai đoạn 1: Thư giãn, hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào lần nữa, nhưng lần này, khi bạn thở ra, cố gắng hít hết không khí ở trong phổi để lần thở ra này của bạn sẽ được dài và phổi của bạn hoàn toàn rỗng không khí. Điều này rất có ích vì chúng sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Giai đoạn 2: Khi bạn cảm thấy cơn co thắt bắt đầu tới, không ngừng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng nhưng tăng nhịp thở nhanh lên một chút. Cố gắng không hoàn toàn tống hết không khí ra khỏi phổi trước khi kịp hít vào. Tạo ra tiếng HI khi thở ra có thể giúp phần nào.

Giai đoạn 3: Khi bạn cảm thấy cơn co thắt đã qua, cố gắng hít thở chậm lại. Lại thở hết không khí ở phổi ra. Khi cơn co thắt lên tới đỉnh điểm, cố gắng hết sức hít vào thật nhanh và thổi ra như vây hơi thở của bạn sẽ nông hơn. Khi thở ra tạo ra âm thanh HU…HU…sẽ giúp bạn…

Giai đoạn 4: Nếu bạn không thể đẩy đứa bé ra hay cổ tử cung chưa thể giãn nở, nhưng bạn cảm thấy đang muốn rặn ra; hãy sử dụng kĩ thuật để tránh việc đẩy đứa bé ra. Hãy hình dung một chiếc lông vũ hoặc một ngọn nến và thổi nhẹ làm sao để chiếc lông vũ bị đẩy qua đẩy lại hoặc ngọn nến vẫn sáng nhưng ngọn lửa bập bùng và rung rinh. Phương pháp này có thể giúp bạn quên đi cảm giác muốn rặn đẻ. Cuối cùng, khi bạn đẩy đứa trẻ ra, hít vào sâu và khi thở ra thì hãy dùng cơ bụng để đẩy.

Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.

 

TUỆ ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]