Cách trị con nói dối

Trẻ hay nói dối chính là biểu hiện của việc muốn bảo vệ lòng tự trọng và duy trì tự ái cá nhân. Trẻ không thích bị coi thường nên thường thổi phồng câu chuyện của mình. Đôi khi, vì tâm lý sợ hãi nên trẻ cũng nói dối. Vậy cha mẹ phải làm như nào trước tình trạng này?

15.6154
  • 1

    Nâng cao trình độ nhận thức và bổ sung kinh nghiệm sống cho trẻ

    Có rất nhiều trẻ khi nhìn thấy bạn bè hàng xóm đang chơi máy bay đồ chơi thì lập tức tiến lại gần và nói rằng: “Nhà tớ cũng có, còn to hơn thế này nhiều, tớ còn có thể ngồi trên đó bay đi chơi nữa cơ”. Ý nghĩa trong câu nói đó của trẻ là không muốn mình bị thua kém, mặc dù, khi nói câu đó, trẻ cũng chưa tưởng tượng được rằng một chiếc máy bay có thể ngồi lên thì nó sẽ to như thế nào. Lúc đó, nếu cha mẹ có cơ hội đưa trẻ đi máy bay, nói cho trẻ nghe về công dụng, chức năng và quá trình vận hành của máy bay, trẻ sẽ không còn thích nói quá sự thật lên như vậy.

    Thực tế, việc cha mẹ bổ sung kinh nghiệm sống cũng như giới thiệu cho trẻ về những điều đang diễn ra trong cuộc sống sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng và việc nói quá thực tế sẽ không diễn ra.

  • 2

    Bảo vệ lòng tự trọng và kiểm soát tính hiếu thắng của trẻ

    Trẻ em cũng giống như người lớn, đều muốn bảo vệ lòng tự trọng của mình và ít nhiều có tính hiếu thắng. Vì không muốn mình thua bạn kém bè nên trẻ thích nói dối để chứng minh cho bạn bè biết là mình tài giỏi.

    Khi cha mẹ biết trẻ nói dối, không nên đánh hoặc mắng trẻ, trái lại, hãy tìm nguyên nhân và lý do xem vì sao trẻ lại nói dối như vậy. Khi tìm được lý do, hãy giảng giải cho trẻ hiểu và khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt, điều này có thể khích lệ tinh thần và khiến trẻ không còn tự ti.

  • 3

    Tìm ra ưu điểm của trẻ để khuyến khích trẻ phát huy

    Đôi khi, dù biết trẻ không hề có năng khiếu trong lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, người lớn lại luôn hy vọng, điều này khiến trẻ có tâm lý sợ hãi, sợ làm không tốt sẽ bị bố mẹ mắng. Vì vậy, trẻ vô cùng sợ hãi và sẽ nói dối để tránh bị mắng.

    Lúc này, cha mẹ nên tìm ra ưu điểm của con mình, khuyến khích con phát huy năng lực sở trường và an ủi khi con gặp thất bại. Dần dần, trẻ sẽ cảm thấy mình không cô đơn, mình có những người thân bên cạnh.

  • 4

    Xây dựng lòng tin ở trẻ


    Nói cho bé biết bạn mong đợi gì ở bé. Đưa ra các tình huống khác nhau để dạy bé những cách ứng xử phù hợp. Vạch rõ những giới hạn là một trong những cách tích cực nhất mà bạn có thể làm cho bé. Thậm chí là bé có thể tự đánh giá mình và cách cư xử của mình có phù hợp hay không.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]