Cách trị nghẹt mũi tại nhà cho trẻ nhỏ

Nghẹt mũi là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể tự xử lý bằng cách rửa mũi cho trẻ với nước muối sinh lý hay nước biển sinh lý phun sương.

15.6065

Theo báo điện tử Kiến thức, ngạt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng mẹ có thể tự mình điều trị cho con dễ dàng.

Cách trị nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ tại nhà

Nghẹt mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Xông hơi

Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở.

Nước muối

Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc bạn tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà.

Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được. Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ.

Sử dụng máy tạo hơi ẩm

Tại sao cần dùng máy tạo hơi ẩm? Không khí ẩm là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời, làm dịu đi sự khô hanh của những ngày đông, giúp bé giảm khô mũi, giảm những cơn ho kho khè. Chạy máy hơi nước trong phòng qua đêm giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hô hấp của trẻ.

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Việc tăng cường lượng chất lỏng với các sản phẩm sữa mẹ, sữa bột, sữa bò tươi, nước và súp, giúp bổ sung lượng nước cần thiết để có đề kháng tốt với các loại vi trùng cũng như chống nhiễm trùng.

Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà

Hít hà mùi hương tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích các mạch máu dãn ra, “mở lối” cho không khí đi vào, giúp trẻ hít thở dễ dàng trong những ngày ngạt mũi. Mẹ có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Nhưng mẹ cần lưu ý quan sát trẻ xem liệu mùi hương như vậy có quá mạnh đối với trẻ hay không và nên ngưng sử dụng khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè hơn.

Kê gối cao và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ

Đây là cách xưa nay các mẹ hay dùng, cũng rất hiệu quả! Bởi nếu để gối của trẻ thấp như ngày thường, bé sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Đồng thời, khi bé ngủ, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Sai lầm khi trị nghẹt mũi tại nhà cho trẻ

Nên đọc

Báo Người lao động cho biết, để hạn chế uống thuốc, nhiều gia đình tự chữa cho con theo cách “truyền miệng”, tuy nhiên, chữa không đúng cách khiến bệnh của bé càng thêm nặng. Sau đây là những sai lầm nên tránh khi chữa bệnh sổ mũi cho trẻ.

Nhỏ mũi bằng nước tỏi ép

Nhiều bậc cha mẹ thường truyền nhau cách ép tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là quan niệm sai lầm. Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm.

Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi rất nguy hiểm vì dễ gây nóng rát, phù nề có thể làm phỏng niêm mạc mũi của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi rất mỏng, trong khi đó nước tỏi lại nóng và cay, nhất là nước tỏi đậm đặc.

Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nồng độ quá đặc để nhỏ mũi cũng dễ bị phỏng niêm mạc mũi.Vì thế, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho trẻ.

Dùng miệng hút mũi cho bé

Khi bé bị sổ mũi hoặc khò khè, nhiều cha mẹ xót con, sợ con đau rát khi lấy mũi nên đã dùng miệng hút nước mũi cho con. Đây là một thói quen không tốt khi chăm sóc trẻ.

Việc làm này rất mất vệ sinh mà ngược lại sẽ tạo các nguy cơ khiến bệnh hô hấp của bé nặng hơn hoặc mắc bệnh khác vì trong hơi thở và miệng của người lớn có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bé, nhất là những người có bệnh về đường hô hấp, bệnh lây nhiễm thì rất nguy hiểm.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Một sai lầm khác khi điều trị sổ mũi cho trẻ là lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, nhất là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị.

Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc corticoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em, như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết…

Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế khả năng lành vết thương. Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất Xylometazoline 0,05%-0,1% (biệt dược Otilin, Otdin…), trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Thuốc tham khảo: Clorpheniramin 4mg

- Viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi.- Các triệu chứng dị ứng khác như: mày đay, viêm da tiếp xúc, ngứa, dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn đốt, viêm kết mạc dị ứng, phù Quincke.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]