Cách ứng phó giúp con khỏi đau khi bị bỏng

Cách ứng phó khi bị bỏng, trẻ sẽ có thể tự làm cho vết thương bớt nguy hiểm và đau đớn, thậm chí với vết thương nhẹ, không nghiêm trọng, nếu xử lý chính xác và kịp thời, tổn thương có thể sẽ lành luôn.

15.5958

Bỏng là một loại tổn thương trên cơ thể khi tiếp xúc với vật thể nóng. Khi bé bị bỏng, nếu không biết cách xử trí, tổn thương sẽ trở nên trầm trọng hơn rất nhiều, thậm chí có thể sẽ khiến trẻ bị tàn tật hoặc nặng hơn.

Trao đổi trên Sức khỏe và Đời sống, TS.Vũ Thu Hương cho biết: "Phụ huynh cần hướng dẫn con tuyệt đối không cởi quần áo chỗ bị bỏng. Nhiều lúc da thịt chỗ bị bỏng sẽ dính chặt vào quần áo. Nếu cởi quần áo lúc đó, khả năng quần áo sẽ kéo tuột cả da, làm tổn thương trầm trọng hơn rất nhiều".

Khi trẻ bị bỏng, cần hướng dẫn con xối nước lạnh vào vết bỏng

Cha mẹ nên hướng dẫn con xối nước lạnh vào vết thương bỏng. Càng xối nước lâu thì vết bỏng càng dịu lại và khả năng lành lặn càng nhanh. Khi nào thấy quần áo tự động bong ra khỏi da thịt thì lúc đó mới cởi quần áo.Sau khi xối nước khoảng 15 - 30 phút, bé chỉ cần lấy bông gòn thấm nhẹ vết thương, băng bó lại và gọi cứu thương hoặc gọi điện báo với người lớn là khả năng lành lặn sẽ rất cao.

Hướng dẫn tỉ mỉ và thực hành nháp nhiều lần để bé ghi nhớ thì tổn thương do bỏng sẽ hầu như được xử lý tốt nhất và thời gian lành vết thương sẽ ngắn lại, tránh để lại sẹo.

Cũng theo Tri thức trẻ, bài thuốc dân gian chưa bỏng là dùng lòng trắng trứng (gà hoặc vịt).

Cách làm: Khi bị bỏng, ngay lập tức đập vài quả trứng (số lượng không hạn chế, tùy diện tích bị bỏng nhiều hay ít), bỏ lòng đỏ, dùng lông gà hay bông (khi khẩn cấp có thể dùng tay cũng được), tẩm lòng trắng trứng quết vào vết bỏng.

Chú ý nên quết từ ngoài vào, tức từ chỗ lành vào trong. Đợi cho khô lại, quết chồng lên tiếp. Cứ làm như vậy liên tục 1 - 2 giờ đầu. Sau đó khoảng 3 - 4 giờ quết lại một lần.

Sang ngày thứ ba, khi nhận thấy nạn nhân hết đau rát, vết bỏng không bị phồng thì "thay băng" bằng cách: lấy nước sạch (đun sôi, để nguội) tưới nhẹ lên vết bỏng, lòng trắng trứng sẽ mềm rữa và trôi đi, dùng khăn sạch mềm thấm khô, sau đó băng tiếp lần thứ hai như trên.

Thường chỉ sau 3 - 5 ngày là khỏi (da trở lại bình thường, vết bỏng không bị phồng). Khi đó nếu cẩn thận ta có thể "băng" tiếp lần thứ 3 để đảm bảo chắc chắn.

Đây cũng là phương pháp mà nhân viên cứu hỏa được dạy để sơ cứu trong trường hợp bị bỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị bỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên. Chỉ sau 10 ngày, vết bỏng sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo.

Tiến Khê

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]