Cách xác định chính xác ngày rụng trứng

Chu kỳ kinh nguyệt có quan hệ mật thiết đến khả năng thụ thai của người phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều bạn thậm chí không biết ngày rụng trứng là ngày nào hay quan tâm một chu kỳ thường kéo dài bao lâu

31.1981

Mỗi người phụ nữ ngay từ khi sinh ra đã “sở hữu” một số lượng trứng nhất định, và mỗi tháng, một nàng trứng sẽ “rời tổ”, rơi xuống tử cung và chờ đợi cuộc gặp gỡ với những chàng tinh binh. Nếu không được thụ tinh, sau hai tuần, nồng độ hoóc-môn trong máu sẽ khiến các niêm mạc tử cung vỡ ra, chảy ra ngoài theo đường âm đạo và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.

Xác định chính xác ngày rụng trứng có thể giúp bạn tối đa hóa khả năng mang thai

Cơ hội “vàng” để thụ thai

Thông thường, thời gian “sống” và chờ đợi của một nàng trứng chỉ gói gọn trong vòng 24 giờ, và nó cần được thụ tinh trong giai đoạn này. Chính vì lý do này, rất nhiều người cho rằng, giai đoạn trứng rụng là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất.

Thực tế, trong khi thời gian sống của trứng chỉ có 1 ngày, thời gian sống của tinh trùng có thể kéo dài từ 3-5 ngày. Vì vậy, trước thời điểm trứng rụng, nếu đã có sẵn một “đội quân” đang chờ, khả năng thụ thai của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Cách biết ngày rụng trứng dựa vào biểu đồ Tự lập một biểu đồ theo dõi những sự thay đổi của cơ thể sẽ giúp bạn tính chính xác ngày rụng trứng. Điều này sẽ giúp gia tăng cơ hội thụ thai cho những cặp vợ chồng đang mong có con. Thoạt nghe, việc này có vẻ phức tạp nhưng với những chỉ dẫn dưới đây, bạn sẽ thấy việc lập biểu đồ theo dõi rụng...

Ngày rụng trứng là ngày nào?

Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày “đèn đỏ” đầu tiên, và kết thúc khi một chu kỳ mới bắt đầu. Tùy thể trạng của từng người, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 28-30 ngày, một số trường hợp đặc biệt sẽ kéo dài 32 hoặc 40 ngày.

Với những phụ nữ có kinh nguyệt ổn định, với chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, với những phụ nữ có chu kỳ dài hơn, hoặc chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, ngày rụng trứng sẽ dao động trong khoảng ngày thứ 14-17 của chu kỳ.

Để biết ngày nàng trứng của mình “rời tổ”, bạn có thể tham khảo thêm ứng dụng cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ của MarryBaby nhé!

Dấu hiệu rụng trứng

– Tăng dịch tiết âm đạo: Trong ngày trứng rụng, bạn có thể dễ dàng nhận thấy “cô bé” tiết dịch nhiều hơn bình thường. Dịch tiết trong thời gian này thường mỏng, trơn, mờ và có độ co giãn hơn.

– Đau bụng: Cứ 5 người sẽ có 1 người cảm thấy đau bụng trong ngày trứng rụng. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Có thể là do nang chứa trứng bám trong buồng trứng sẽ vỡ ra để phóng thích trứng hoặc do vòi trứng cũng co thắt để đẩy trứng xuống tử cung.

Hiện tượng đau bụng trong ngày rụng trứng Bạn có khi nào cảm thấy đau bụng dưới, thường là mỗi tháng một lần, với những cơn đau căng tức, hoặc đau quặn giống triệu chứng của rối loạn tiêu hoá? Đó có thể là chứng đau bụng xảy ra khi rụng trứng

Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Nếu để ý quan sát, bạn sẽ nhận thấy nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng cao trong những ngày trứng rụng, do sự thay đổi một số loại hoóc-môn trong cơ thể. Sự thay đổi này không đáng kể, và bạn phải thật “tinh ý” mới nhận biết được.

Ngoài 3 dấu hiệu trên, một số phụ nữ cũng nhận thấy những dấu hiệu sau đây trong những ngày trứng rụng:

– Ngực đau

– Bụng đầy hơi

– Xuất hiện một vài đốm máu nhỏ

– Ham muốn “yêu” cao hơn bình thường

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]