Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ mẹ nào cũng nên biết

Trẻ bị nôn trớ là tình trạng thường gặp. Nôn trớ nhiều sẽ khiến bé không hấp thu đủ dinh dưỡng. Vì thế mẹ cần biết cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ.

15.6083

Trẻ bị nôn trớ rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và hầu như bất cứ bà mẹ nào cũng phải đối mặt với tình trạng này. Nhìn chung, nôn trớ không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ liên tục nôn trớ thì lượng sữa và thức ăn sẽ bị ra ngoài hết, không còn lại nhiều trong cơ thể, dẫn tới hấp thu kém, trẻ thiếu dưỡng chất. Để khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ, mẹ cần biết những biện pháp hiệu quả dưới đây.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ:

 

  • 1

    Cho con bú đúng cách

    Nếu được cho bú đúng cách sẽ giảm thiểu được tình trạng trẻ bị nôn trớ. Khi cho con bú, mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng sang bên phải, ngả đầu sang bên trái để bú bầu vú bên trái trước. Bởi lúc này trẻ mới bắt đầu bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể đặt nằm nghiêng bên phải. Sau đó, mẹ chuyển tư thế cho con nằm nghiêng sang trái, ngả đầu sang bên phải để bú bên bầu vú phải. Lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, nằm nghiêng bên trái sẽ giúp sữa dễ dàng đi xuống dạ dày hơn mà không trào ngược dẫn tới nôn trớ.

    Vừa nằm vừa ăn dễ khiến trẻ bị nôn trớ

    Nếu con bú bình, thì mẹ nên dùng tay giữa bình sữa dốc xuống để phần núm vú luôn đầy sữa. Tránh để bình sữa nằm ngang hoặc nghiêng xuống dưới sẽ khiến con khó mút được sữa mà hít nhiều không khí cũng dễ gây đầy bụng và nôn trớ.

    Không nên để con vừa nằm vừa bú hoặc ăn, bởi tư thế này gây chèn ép dạ dày rất dễ dẫn tới nôn trớ. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh những để không gây hại sức khỏe trẻ nhé.

  • 2

    Giữ chuẩn tư thế sau khi bú/ăn

    Sau khi cho con bú hoặc ăn xong, không nên đặt bé nằm ngay để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ. Hãy bế bé ở tư thế cao đầu trong 15 đến 20 phút. Dùng tay vỗ lưng nhẹ nhàng, hoặc vuốt lưng trẻ xuôi xuống dưới cho đến khi bé ợ hơi. Hoặc đặt con nằm nghiêng sang trái và kê gối cao hơn một chút. Khi trẻ ợ hơi, không khí trong dạ dày sẽ được đẩy ra ngoài, giúp tránh được tình trạng nôn trớ. Một số bé khi ợ hơi có thể trớ một chút thức ăn ra ngoài, bạn không cần lo lắng, chỉ cần vệ sinh sạch cho con là được.

     

  • 3

    Chia nhỏ các bữa ăn

    Nếu bạn có trẻ ăn một lúc quá nhiều thì dạ dày bé sẽ bị căng tức, đã gây phản ứng trào ngược, dẫn tới nôn trớ. Giải pháp tốt nhất là bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé, đặc biệt là với các bé thường xuyên bị nôn trớ. Mỗi cữ bú hay bữa ăn, chỉ cho con ăn một lượng vừa đủ, sau 2 đến 4 tiếng lại tiếp tục cho con ăn. Lượng thức ăn có thể tăng dần qua từng bữa để cơ thể con kịp thích ứng và không gây kích thích dạ dày.

    Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm tình trạng nôn trớ
  • 4

    Nới lỏng quần áo cho trẻ

    Nếu trẻ mặc quần áo hay được quấn tã, bỉm chật, sẽ gây ra sự chèn ép vào thành bụng và dạ dày của bé, dẫn đến dồn nén và gây phản ứng trào ngược thức ăn. Do đó, khi cho con bú hoặc ăn, mẹ nên nới lỏng bớt quần áo, tã, bỉm để vùng bụng được thông thoáng nhất. 

     

Lưu ý:

Khi trẻ bị nôn trớ mẹ tuyệt đối không tùy tiện sử dụng các loại thuốc chống nôn cho trẻ. Bởi hầu hết tình trạng nôn trớ sẽ thuyên giảm hoặc hết hẳn khi trẻ được 1 tuổi trở lên. Các loại thuốc chống nôn chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp nôn trớ bệnh lý.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]