Cách xử trí chứng hạ đường huyết

Nhiều người thấy sức khỏe bản thân bình thường, song lại thường có biểu hiện hạ đường huyết, nhất là những lúc bị đói quá chưa kịp ăn gì. Không ít trường hợp đi khám bác sĩ cho biết bị hạ đường huyết không rõ nguyên nhân.

0
  • 1
    Triệu chứng của hạ đường huyết, thường thấy:
     
    - Thể nhẹ: chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ, đường huyết thường từ 3,3 - 3,6 mmol/L. Nếu được uống nước đường hay ăn thức ăn ngọt thì sẽ khỏi.
    - Thể vừa: có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất. Đường huyết thường từ 2,8 - 3,3 mmol/L.
    - Thể nặng: hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa người. Thân nhiệt giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucose thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Đường huyết thường dưới 2,8 mmol/L.
  • 2
    Nguyên nhân của hạ đường huyết là do:
     
    - Các nguyên nhân biết được: Ăn không đủ, thiếu bữa ăn phụ, bỏ bữa ăn, ăn quá ít, ăn không đúng bữa, nhịn đói lâu ngày, uống nhiều rượu, bia, đặc biệt lúc đang đói, bị lả do đói, người ốm nặng, lâu ngày không ăn được, bị các bệnh ung thư, bệnh đường ruột, bệnh gan, bệnh nội tiết...
    - Bệnh tuyến nội tiết: u tuyến tụy lành tính hay ác tính làm tăng bài tiết ra insulin. Những bệnh nhân bị u tụy tạng có triệu chứng rất nặng, thường xảy ra cơn hôn mê, co giật và thường kèm theo chứng béo phì. Ngoài ra khi giảm chức năng thùy trước tuyến yên, hoặc tuyến thượng thận cũng có thể bị hạ đường huyết.
    - Hội chứng Dumping (sau cắt dạ dày): Hoạt động, làm việc quá sức như tập, hoặc thi điền kinh, bơi lội, leo núi, đua xe đạp đường trường..., lao động nặng hoặc sau khi cho con bú.
    - Người đang dùng các thuốc uống hoặc tiêm để điều trị bệnh tiểu đường với liều lượng thuốc và chế độ ăn chưa phù hợp.
    Ngoài ra còn nhiều trường hợp hạ đường huyết không biết được nguyên nhân (chiếm khoảng 70%), các trường hợp này có triệu chứng thường nhẹ.
  • 3
    Xử trí hạ đường huyết:
     
    - Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml), để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
    - Ở bệnh nhân tiểu đường: Khi được điều trị bằng insulin, phải tiêm thuốc vào trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Nếu sau khi tiêm insulin thấy người khó chịu, bủn rủn thì ăn một ít đường.
    - Trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, siêu âm nội soi... để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
    Nếu hạ đường huyết nặng trong tình trạng hôn mê: cần tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch glucose ưu trương 20% hoặc 30% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10%. Nếu có thể tiêm dưới da 1 mg Glucagon.
  • 4
    Phòng bệnh hạ đường huyết:
     
    Không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên trong khi đang hoạt động thể lực quá mức nhịn ăn. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu. Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.
    Đối với BN bị bệnh đái tháo đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc điều trị đã được các thày thuốc hướng dẫn. Những BN này cũng cần mang sẵn những thứ như kẹo, bánh, socola… để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết là sử dụng ngay.

    Khói thuốc lá là một nguồn chính của ô nhiễm trong nhà. Tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị hắt hơi liên tục, hen suyễn hoặc đau đầu.

  •  
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]