Cách xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Người bị rắn cắn dùng dây, vải buộc gần nơi bị cắn, tránh để độc tố lan rộng. Tuyệt đối không đắp các loại thuốc nam, không tự chữa trị tại nhà, mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

31.2162
Gần đây, rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng gây lo lắng cho nhiều người dân. Theo thống kê của BVĐK Quảng Ngãi, từ đầu tháng 11 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị 1-2 ca bị rắn cắn (tổng số khoảng 50 người)
Nhận dạng
Rắn lục đuôi đỏ loài rắn có vảy với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của chúng vào khoảng 60 – 81cm có màu xanh lá, giúp chúng dễ dàng cải trang trong cỏ hay cây rừng. Tuy nhiên, phần đuôi của chúng có màu nâu đỏ rất dễ nhận ra. Rắn lục đuôi đỏ là loài có độc, nguy hiểm tới tính mạng con người. Loài rắn này sống chủ yếu ở khu vực núi cao và trong các rừng sâu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn duy nhất đẻ ra rắn con chứ không qua quá trình đẻ trứng. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.
Loài rắn này chủ yếu hoạt động vào ban đêm, thường được tìm thấy ở các bụi tre, vườn nhà hay gần những nơi con người sinh sống. 
Độc tính
Rắn lục đuôi đỏ có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cách xử trí 
Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Nếu không xử trí kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc độc mau đến tim. 
Khi bị rắn cắn, nạn nhân và những người xung quanh phải giữ bình tĩnh xử trí. Người bị rắn cắn dùng dây, vải buộc gần nơi bị cắn, tránh để độc tố lan rộng. Không nên băng ép bất động, vì có thể làm gia tăng thêm tổn thương. 
Lưu ý trong trường hợp này, không cần garô, rạch rộng, châm, chích, hút nọc độc. Bởi garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Tuyệt đối không đắp các loại thuốc nam, không tự chữa trị tại nhà, mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, tiêm huyết thanh kháng độc, tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn tốt nhất trong 4 giờ đầu.
Cách phòng ngừa
Đề phòng bị rắn cắn, cần phát quang bụi rậm quanh nhà, giữ môi trường, nhà cửa sạch, không nên cho trẻ ngủ dưới nền đất. Khi làm vườn nên mang ủng và găng tay nhựa dày. Đi qua bụi rậm cần dùng gậy khua trước.
Rắn hoạt động chủ yếu vào ban đêm thì tránh nguy hiểm người dân không nên đi rừng hoặc ở những nơi bụi rậm khi trời bắt đầu tối. Trong nhà buổi tối cần đóng kín cửa chính và cửa sổ để tránh rắn đột nhập vào bên trong gây nguy hiểm cho con người.
Cần loại bỏ sự hiện diện của chuột - con mồi ưa thích của rắn. Đồng thời bạn cũng có thể rắc bột lưu huỳnh xung quanh vườn nhà, băng phiến (thành phần chính là naphthalene) hay một số kinh nghiệm dân gian như hoa lan tỏi, củ nén (củ nén là một loại gia vị có mùi thanh và cay nên các loài rắn không dám đến gần - không có tác dụng khi bị rắn cắn) giúp xua đuổi các loài bò sát như rắn. 
Cây lan tỏi
Củ nén giã, rắc xung quanh nhà có thể ngăn ngừa rắn vào nhà nhưng không có tác dụng chữa trị khi bị rắn cắn.
Theo Thái Bình (Saoonline/NĐT)
Nguồn: nationalgeographic, wikipedia, toxinology.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]