Cách xử trí khi trẻ bị sặc

Do công việc bận bịu nên con tôi gửi cháu nội cho tôi chăm. Cháu tôi được 5 tháng tuổi. Về cách ăn uống, tôi đã tham khảo nhiều nhưng cách cho cháu ăn khiến tôi rất lo lắng, nhất là nếu không may cháu bị sặc bột, sặc sữa. Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách xử trí khi không may cháu bị sặc.

31.1953

Do công việc bận bịu nên con tôi gửi cháu nội cho tôi chăm. Cháu tôi được 5 tháng tuổi. Về cách ăn uống, tôi đã tham khảo nhiều nhưng cách cho cháu ăn khiến tôi rất lo lắng, nhất là nếu không may cháu bị sặc bột, sặc sữa. Rất mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách xử trí khi không may cháu bị sặc.

Nguyễn Thu Hoa (Nghệ An)

Dị vật đường thở (dân gian còn gọi là sặc) rất hay gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là từ 1-3 tuổi. Khi bị dị vật đường thở, người lớn cần phải thật bình tĩnh xử trí: Nếu dị vật là chất lỏng: Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu dị vật là vật cứng: phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to, gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để trẻ có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện. Với trẻ bị khó thở tím tái, trước tiên, cần giữ trẻ trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân, sau đó vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ. Nếu trẻ vẫn còn bị sặc, hãy đặt nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay bạn đỡ lấy lưng của trẻ, dùng hai ngón tay kia ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối của xương sườn một cách nhanh và mạnh. Với những trẻ lớn hơn, có thể đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn. Một tay bạn đỡ lấy lưng cháu, tay kia nắm lại thành quả đấm rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của trẻ, hướng lên trên. Trong trường hợp sau khi lấy đi dị vật, trẻ không thở lại được bình thường thì cần làm hô hấp nhân tạo cho trẻ. Khi đến bệnh viện phải khai rõ trẻ ăn gì để bác sĩ xử lý vì mỗi dị vật vào đường thở có một đặc thù riêng.         

BS. Lê Hưng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]