Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao?

Mẹ bị căng sữa khi cai sữa cho bé là tình trạng phổ biến và khiến các mẹ đau đến không ngủ được. Vì thế, các mẹ hãy tham khảo một số cách sau để giảm bớt hiện tượng căng sữa cực kỳ khó chịu này nhé.

0

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa

Nhiều mẹ bị căng sữa sau khi cai sữa cho con, nhất là thời gian mới bắt đầu. Lúc này, bé bắt đầu ít hoặc không bú nữa gây phù nề mô tuyến sữa, hai ngực bị căng tức và khó chịu khiến mẹ mệt mỏi vô cùng. Nếu nặng, các mẹ còn có khả năng bị sốt.

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là hiện tượng rất bình thường của quá trình tạo sữa nhưng thường khiến các mẹ đau đớn.

Trong thời gian này, nhiều mẹ cũng hay mắc phải những sai lầm. Một số mẹ nghĩ rằng vắt bớt sữa đi thì ngực sẽ hết căng. Tuy nhiên, việc này cũng giống như bé vẫn đang còn bú và sẽ kích thích sự tiết sữa tự nhiên của vú khiến sữa tiếp tục được tiết ra. Ngược lại, các mẹ khác thì hay để mặc và không đụng chạm gì đến ngực cho dù ngực căng sữa, căng tức đến đâu. Điều này khiến sữa dễ bị ứ đọng, đồng thời gây ách tắc trong hệ thống các ống dẫn khiến ngực càng đau hơn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa phải làm sao?

- Tiến hành cai sữa cho bé từ từ: từng bước một cai sữa cho bé để bé dần quên đi việc bú mẹ. Đến khi bé không còn bú liên tục, tuyến sữa sẽ tự nhiên thích nghi, điều chỉnh và giảm bớt lượng sữa tiết ra.

- Dùng lá bắp cải: Các mẹ hãy cho lá bắp cải vào tủ lạnh, sau đó úp lên mỗi bên ngực 1 lá để giảm bớt cảm giác căng tức, đồng thời giúp mẹ không bị tắc sữa khi có em bé lần sau.

- Dù sữa căng cứng và đau thì cũng không cho bé bú,: Hãy đợi đến thời điểm bé ngủ say nhất (khoảng 12h đêm), rồi cho bé bú, cứ thế theo phản xạ thói quen bé sẽ bú no say hết 2 vú mẹ, liên tục như thế trong 3 đêm, sữa sẽ vơi dần và đến sáng ngày thứ 4 là sữa dứt hẳn.

- Dùng khăn ấm: Các mẹ hãy lấy khăn ấm chườm nhẹ lên hai bên ngực, mát xa nhẹ nhàng bầu vú, sau đó vắt bớt sữa đi để giảm căng sữa, nhưng không nên vắt kiệt sữa và cần làm từ từ, giảm dần lượng sữa và thưa dần khoảng cách giữa các lần vắt

- Các cách trên không hiệu quả: Có thể dùng thêm một số loại thuốc có tác dụng tiêu sữa nhưng cần theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.

Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa là hiện tượng rất bình thường của quá trình tạo sữa. Các mô tuyến sữa của mẹ bị phù nề gây ra cảm giác nặng ngực, căng ngực rất khó chịu. Vì vậy, các mẹ hãy áp dụng ngay những cách trên để nhanh chóng vượt qua giai đoạn này nhé.

Nhật Mỹ (t/h)



0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]