Cảm cúm, cảm lạnh dùng thực phẩm gì có lợi nhất?

(GDVN) - Với thời tiết thay đổi đột ngột, nhiều người thường phải đối mặt với cảm cúm, cảm lạnh. Mặc dù vẫn có nhiều loại thuốc trị cảm trên thị trường song việc ngừa bệnh thường giản đơn hơn việc điều trị. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp cơ thể chống lại được cảm lạnh, cảm cúm.

0

Tỏi: Tỏi là một loại gia vị có chứa nhiều khoáng chất, protein, chất béo, chất đường, các vitamin B và C. Ngoài ra, tỏi còn được coi như một vị thuốc. Trong tỏi có một ít iốt và tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin có công dụng kháng khuẩn, kháng virut và kháng ký sinh trùng.
Xem thêm:

Tác dụng chữa bệnh của tỏi chủ yếu ở tinh dầu tỏi. Tỏi có công hiệu sát trùng mạnh và với mỗi cách sử dụng thì tỏi lại có công dụng khác nhau. Bất kể là ăn sống hay nấu chín, tỏi đều có tác dụng giữ ấm cho đường tiêu hoá, lưu thông khí huyết, chống lạnh bụng.
Xem thêm:

Nước tỏi ép có thể tiêu độc, chống sưng tấy phù nề. Nếu ăn sống có thể chống được chứng trướng hơi, giải độc, giảm ứ nước. Tỏi còn có tác dụng khử mỡ trong máu rất tốt và mới đây, các nhà khoa học còn tìm ra tác dụng chống ung thư của tỏi. Nếu mỗi ngày ăn một tép tỏi sống thì sẽ tăng khả năng đề kháng trước các virus cúm rất lớn.
Xem thêm:

Với trẻ em, việc ăn tỏi sống có thể khó khăn vì vị của nó khá cay và hắc, bạn hãy ép tỏi vào nước chấm để cho để trẻ ăn cùng các loại thức ăn khác. Có thể dùng tỏi để xào nấu, ngâm rượu, ngâm dấm, nhưng tác dụng không bằng khi ta ăn tỏi sống.
Xem thêm:
Trà xanh: Các chuyên gia Nhật Bản cho biết virus cúm có thể chết ngay khi gặp chất epigallocatechin-gallate (gọi tắt là EGCG) có trong trà xanh. Khác với các loại thuốc trị cúm hiện có chỉ ngăn được sự lây lan của virus trong một giai đoạn, EGCG có thể ngăn virus lây lan trong nhiều giai đoạn.
Xem thêm:
Ngoài ra, EGCG còn có khả năng chống lại những chủng virus kháng thuốc trị cúm thông thường như Tamiflu và Relenza. Tuy nhiên, EGCG không tồn tại lâu trong cơ thể người, do chất này dễ bị hòa tan và bị ô xi hóa khi vào cơ thể người, vì thế dễ bị chuyển hóa và bị tống ra ngoài.
Xem thêm:
Dâu tây: Trong dâu tây có chứa vitamin C. Đây là loại vitamin có công dụng tăng cường thể lực và phòng chống virus lây nhiễm. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Xem thêm:
Thịt nạc: Trong thịt nạc có chứa nhiều chất kém có tác dụng trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cúm, đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm:
Súp gà: Những nguyên phụ liệu dùng để làm món súp gà được xem có tính dược giúp ngăn không cho chảy nước mũi, giảm ho, trị đau họng và hạn chế mất nước. Các nhà khoa học cho biết công thức làm món súp gà phải gồm những loại thực phẩm như sau: gà, củ hành, khoai tây, củ cải, cà rốt, mùi tây, cần tây, muối và tiêu thì mới có công dụng trị bệnh.
Xem thêm:
Mật ong: Mật ong có thể giúp người bị cảm lạnh, cảm cúm làm dịu cổ họng. Bởi vì trong mật ong có vi khuẩn kháng khuẩn có thể giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng ở cổ họng của bạn.
Xem thêm:

Ớt cay: Nếu ăn cay vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.
Xem thêm:

Lượng vitamin C phong phú trong ớt có thể khống chế xơ cứng động mạch. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy ớt có tác dụng sát trùng,  chống lạnh. Đối với các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và các bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là "thuốc ngừa" hiệu quả.
Xem thêm:

Ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng ăn ớt được. Người mắc bệnh tim, bệnh cao huyết áp, bệnh viêm khí quản mãn tính không nên ăn.
Xem thêm:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]